NHỮNG BÀI HỌC LỚN QUA TRIẾT LÝ CỦA STEVE JOBS

Một đứa trẻ bị bỏ rơi. Một kẻ bỏ học. Một giám đốc từng bị sa thải. Một doanh nhân thất bại. Steve Jobs đã trải qua nhiều năm tháng sóng gió trước khi ngự trên đỉnh cao của thế giới.

Trên hành trình thay đổi thế giới điện toán và di động của mình, cựu CEO Apple nhiều lần gặp thất bại, nhưng với ông, có vấp ngã mới có thành công. “Tôi chính là người duy nhất tôi từng biết đã mất một phần tư tỷ dollar trong một năm. Đó là cách tôi xây dựng tính cách“, Jobs nhận xét về bản thân và được trích đăng trong cuốn Apple Confidential 2.0 (2004).

Steve Jobs nổi tiếng với những câu nói bất hủ.
Steve Jobs nổi tiếng với những câu nói bất hủ. Ảnh: Wired.

Giống như hai thiên tài khác của thế giới, Bill Gates và Mark Zuckerberg, Jobs bỏ học giữa chừng. Chàng trai 17 tuổi khi ấy thiếu định hướng vào đời. “Tôi không có ý niệm muốn làm gì trong tương lai và cũng không hiểu trường học sẽ giúp tôi xác định lối đi thế nào. Ở đó, tôi tiêu hết số tiền mà bố mẹ dành dụm cả đời. Vì thế tôi quyết định nghỉ học với niềm tin rằng rồi mọi chuyện sẽ ổn cả thôi“, Jobs nói trong bài phát biểu tại Đại học Stanford năm 2005.

Bài học ở đây không phải khuyến khích thanh thiếu niên nghỉ học mà là họ cần biết họ muốn gì, đam mê điều gì và theo đuổi niềm đam mê đó như thế nào. Tuy quyết định bỏ học, Jobs vẫn đăng ký tham gia một khóa học viết chữ đẹp, nhờ vậy ông mới có thể kết nối những kinh nghiệm đó vào các sản phẩm sau này. “Một phần khiến Macintosh tuyệt vời là những người làm ra nó từng là nhạc sĩ, nhà thơ, nghệ sĩ, nhà động vật học và cả nhà sử học nhưng giờ lại trở thành những chuyên gia máy tính hàng đầu thế giới“, Jobs lý giải về thành công của Mac. Một nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) cũng chỉ ra rằng sự sáng tạo, mới mẻ không tự nhiên sinh ra mà đòi hỏi khả năng huy động, móc nối một cách vô hình nhiều kinh nghiệm trước đó.

Nếu Bill Gates là một thiên tài kinh doanh đi làm phần mềm thì Steve Jobs là một nghệ sĩ đi làm máy tính. Ông có thiên hướng hippy nổi loạn nhưng luôn kiên định trên con đường thay đổi thế giới. Năm 1983, ông lôi kéo John Sculley, khi đó là giám đốc điều hành hãng Pepsi, về đầu quân cho Apple bằng câu hỏi nổi tiếng: “Anh muốn cả đời đi bán thứ nước ngọt có gas ấy hay muốn có cơ hội để thay đổi thế giới?“. Thế nhưng một năm sau, chính Sculley đã khiến Jobs bị Apple sa thải vì bất đồng quan điểm trước khi hãng này mời ông trở về vào năm 1997.

Think Difference - Hãy Nghĩ Khác
Xem quảng cáo Think Different của Apple

Chỉ một thời gian ngắn sau khi trở lại, tinh thần và triết lý của CEO trứ danh này đã được thể hiện qua đoạn quảng cáo kinh điển Think Different (Nghĩ khác) của Apple. Clip đó nhắc đến những cái tên như Albert Einstein, Bob Dylan, Martin Luther King, Thomas Edison, John Lennon, Pablo Picasso… với lời nhận xét: “Họ điên khùng. Nổi loạn. Chuyên gây rắc rối. Họ giống như nồi tròn vung méo và nhìn mọi thứ khác lẽ thông thường. Họ ghét nguyên tắc và làm đảo lộn hiện trạng. Bạn có thể bất đồng với họ, vinh danh hay căm thù họ. Nhưng bạn không thể không chú ý đến họ. Bởi họ thay đổi thế giới và đưa nhân loại tiến lên phía trước. Trong khi họ bị coi là những kẻ điên, chúng tôi lại thấy ở đó những thiên tài. Bởi họ đủ điên để nghĩ mình có thể thay đổi thế giới“.

Quảng cáo đó đánh dấu sự trở lại của Jobs và mở ra chương mới đầy huy hoàng cho Apple. Jobs thực sự biết cách làm thay đổi mọi thứ. Apple không tạo ra thị trường mới, họ “định hình” lại chúng. iPod và iPhone xuất hiện khi máy nghe nhạc và điện thoại đã thịnh hành trên khắp thế giới. Bill Gates nói về máy tính bảng từ năm 2001 trong khi mãi đến năm 2010, Apple mới giới thiệu iPad. Nhưng họ vẫn thành công hơn bất cứ công ty điện tử tiêu dùng nào trên toàn cầu. Vậy bí quyết của Jobs là gì? Trong cuộc phỏng vấn với BusinessWeek (5/1998), ông chia sẻ: “Một trong những câu thần chú của tôi là: Trọng tâm và Đơn giản. Hãy biến những khái niệm phức tạp thành những thứ dễ hiểu. Tạo ra cái gì đó đơn giản còn khó hơn nhiều so với việc làm nó trở nên phức tạp. Nhưng khi làm được, bạn có thể dời non lấp bể“.

Steve Jobs không chỉ có tầm nhìn về công nghệ mà còn có tầm nhìn trong thiết kế. Điều đó gói gọn trong triết lý xây dựng sản phẩm của ông: “Trong rất nhiều trường hợp, người dùng không biết họ muốn gì cho đến khi bạn chỉ cho họ thấy“.

Với niềm đam mê và khát khao thay đổi, tiền bạc không phải thứ ông hướng đến. Jobs không nhận bất cứ khoản tiền thưởng, phụ cấp hay cổ phiếu nào trong năm 2010 trừ mức lương tượng trưng 1 USD. Ông nắm trong tay 5,5 triệu cổ phiếu Apple nhưng cũng chưa bao giờ bán chúng từ khi trở lại công ty năm 1997. “Trở thành người giàu nhất nhưng như đang sống trong nghĩa địa chẳng có ý nghĩa gì với tôi. Mỗi tối trước khi đi ngủ và thấy rằng mình vừa làm được điều gì đó tuyệt vời mới thực sự quan trọng“, báo Wall Street Journal trích dẫn câu nói của ông vào tháng 5/1993. “Nếu làm được một điều gì đó thú vị, hãy đứng dậy và tiếp tục làm những thứ khác tuyệt vời hơn thế nữa, thay vì ngồi một chỗ tự mãn và gặm nhấm chiến thắng“.

“Nếu đã làm được thứ gì đó tuyệt vời, đừng dừng lại”.

Tiếc rằng, thiên tài thường đoản mệnh. Steve Jobs qua đời ngày 5/10 sau bảy năm chống chọi với căn bệnh ung thư tuyến tụy, bỏ lại nhiều kế hoạch dang dở. Ông hiểu sự khắc nghiệt của thời gian nên đã khuyên các sinh viên tại Đại học Stanford rằng: “Thời gian của bạn không nhiều, đừng lãng phí bằng cách sống cuộc đời của người khác. Đừng nghe lời giáo điều, vì đó là suy nghĩ của người khác. Đừng để những quan điểm ồn ào lấn át tiếng nói bên trong bạn. Hãy biết bạn muốn gì. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu“.

Nhưng bài học quan trọng nhất mà Steve Jobs luôn nhắc nhở chính mình là: “Sống khát khao. Sống dại khờ” (Stay Hungry, Stay Foolish) bởi như thế, con người mới có thể đi đến tận cùng của sự đam mê, sáng tạo và thay đổi.

Châu An

STEVE JOBS: MỘT CUỘC ĐỜI GẮN LIỀN VỚI CÔNG NGHỆ

Apple đã phát biểu: “Tài năng và nguồn nhiệt huyết của Steve là nguồn gốc những sáng kiến làm phong phú và cải thiện cuộc sống của tất cả chúng ta. Thế giới đã trở nên tốt hơn rất nhiều nhờ có Steve”.

Steve Jobs đã phải đối mặt với rất nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau kể từ khi phẫu thuật một dạng ung thư tuyến tụy hiếm có vào tháng 8/2004. Jobs cũng đã phải phẫu thuật cấy ghép gan vào 4/2009. Sau đó, ông quay trở lại làm việc được hơn một năm rưỡi. 1/2011, Apple thông báo Steve sẽ phải tạm nghỉ trong một khoảng thời gian vì vấn đề sức khỏe và sau đó đến tháng 8 vừa rồi, Steve đã công bố từ chức giám đốc điều hành của Apple. Ông nói: “Tôi đã luôn nói rằng nếu có một ngày khi tôi không còn có thể làm nhiệm vụ với vai trò là Giám đốc điều hành của Apple nữa, tôi sẽ là người đầu tiên thông báo cho các bạn. Thật không may, ngày đó đã đến..”

Apple Inc CEO Steve Jobs leaves the stage after unveiling the iPhone 4 during the Apple Worldwide Developers Conference in San Francisco, California, in this June 7, 2010 file photo. Jobs, counted among the greatest American CEOs of his generation, died on October 5, 2011 at the age of 56, after a years-long and highly public battle with cancer and other health issuesSteve Jobs, thầy “phù thủy” của ngành công nghệ cao

Một trong những doanh nhân huyền thoại nhất trong lịch sử nước Mỹ – Steve Jobs – đã hoạt động trong ba lĩnh vực riêng biệt trong thời gian 35 năm ông tham gia vào ngành công nghệ.

Máy tính cá nhân được phát minh với sự ra mắt của Apple II vào năm 1977. Những bản ghi âm âm nhạc kỹ thuật số đã được đưa vào iPod và iTunes vào đầu những năm 2000, và điện thoại di động chưa từng có trước đây sau khi ra mắt iPhone năm 2007. Jobs đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của cả ba sản phẩm làm “rung động” cả thế giới đó.

Steve Jobs: Cuộc đời gắn liền với công nghệ

Phát minh iPad trong năm 2010, máy tính bảng màn hình cảm ứng là một ý tưởng tuyệt vời, hấp dẫn hàng triệu người yêu công nghệ trên toàn thế giới, đồng thời cũng làm nổ ra cuộc cạnh tranh khốc liệt trong thị trường máy tính bảng, dẫn đến sự phát triển lớn của ngành công nghệ.

Jobs được sinh ra ở San Francisco vào năm 1955 và được một đôi vợ chồng trẻ nhận làm con nuôi. Paul và Clara đặt tên cho ông, và đến năm 1960, cả gia đình đã chuyển ra khỏi thành phố đến thung lũng Santa Clara Valley, sau này là thung lũng Silicon Valley. Jobs lớn lên ở Mountain View, Cupertino, nơi đặt trụ sở của Apple sau này.

Ông đã theo học trường ReedCollege tại Oregon nhưng một năm sau lại bỏ học. Sau một thời gian ngắn làm việc tại Atari về các trò chơi video, ông đã dành thời gian đi du lịch sang Ấn Độ, phát triển niềm đam mê Phật giáo.

Trở lại California, Jobs và người bạn của ông Steve Wozniak đã học tập những kỹ năng mà sẽ thay đổi cả cuộc sống của họ. Khi Jobs phát hiện ra rằng Wozniak đã lắp ráp gần hoàn thiện một máy tính nhỏ, ông đã cùng với Steve Wozniak thành lập ra Apple Computer vào năm 1976 theo cách thông thường ở thung lũng Silicon: mở cửa hàng trong nhà để xe của một trong những cha mẹ của người sáng lập.

Wozniak quản lý về mặt kỹ thuật tạo ra Apple I, trong khi Jobs bán hàng và phân phối. Công ty đã bán được một vài trăm Apple I, nhưng đã thành công lớn khi bán Apple II, khiến công ty được nhiều người biết đến hơn.

Công ty này cũng khiến Jobs và Wozniak trở nên giàu có. Khi công ty được công khai hóa, Jobs cũng trở lên nổi tiếng, trở thành một trong những người đi đầu trong ngành công nghệ.

Máy tính Macintosh ra mắt vào năm 1984 đã khẳng định vị thế của Apple trong ngành công nghiệp máy tính. Tuy nhiên chỉ sau đó hơn 1 năm khi Mac xuất hiện 1/1984. Jobs đã rời công ty mà ông sáng lập.

Vào năm 1985, Giám đốc điều hành của Apple lúc bấy giờ, John Sculley, người Jobs đã thuyết phục rời khỏi Pepsi để vào Apple năm 1983 loại bỏ Jobs ra khỏi vị trí dẫn đầu nhóm Macintosh, hội đồng quản trị của Apple cũng đã ủng hộ quyết định đó của Sculley.

Jobs đã rời công ty và sau đó thành lập một công ty có tên là NeXT, có ảnh hưởng rât lớn tới những sản phẩm sau này của Jobs. NeXT không thành công nhưng đem lại cho Jobs nhiều bài học quý giá. Sau đó Apple mua lại NeXT, mà sau này đã trở thành nền tảng cho hệ điều hành OS X của Apple có mặt trên các thiết bị Macs, iPhones, và iPod touch hiện nay.

Jobs trở lại Apple vào năm 1996. Vào thời điểm đó Apple đang ở giai đoạn rất hỗn độn, bị thua lỗ, mất nhiều thị trường, và các nhân viên chủ chốt.

Năm 1997, Jobs trở lại làm người lãnh đạo Apple. Ông ngay lập tức vực lại Apple. iMac được giới thiệu vào năm 1998 có thể được coi là công bố (Stevenote) đầu tiên của Jobs. Kỹ năng trình bày tại các sự kiện như Macworld của Jobs đã trở thành ví dụ huyền thoại và thể hiện quyền lực trong ngành công nghệ cao.

Jobs cũng thiết lập lộ trình cho Apple trở thành một công ty hàng đầu về điện tử tiêu dùng, tạo ra và cải tiến các sản phẩm như iPod, iTunes, và sau đó là iPhone và iPad. Apple là công ty có giá trị giao dịch công khai lớn nhất trên thế giới, vượt qua vốn hóa thị trường của công ty dầu lửa Hoa Kì, ExxonMobile vào tháng 8 vừa rồi. Trong những năm trước khi ông ngã bệnh trong năm 2008, Jobs dường như đã yếu hơn một chút, có lẽ do dạng ung thư tuyến tụy hiếm có vào năm 2004.

Jobs ra đi để lại vợ, bốn đứa con, hai chị em gái, 49.000 nhân viên của Apple và sự thương tiếc của rất nhiều người yêu công nghệ trên toàn thế giới.

theo ICTnews

[FULL] Tự Truyện Steve Jobs – walter Isaacson Việt

ĐÂY LÀ CUỐN TIỂU SỬ ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ VỀ STEVE JOBS – TRÍCH LỜITÁC GIẢ CUỐN TIỂU SỬ BÁN CHẠY NHẤT VỀ BELAMIN FRANKLIN VÀ ALBERT EINSTEIN. Dựa trên hơn 40 cuộc phỏng vấn trực tiếp Steve Jobs, cùng với một số buổi trò chuyện vớihơn 100 thành viên gia đình, bạn bè, các đối tác, đối thủ cạnh tranh và các đồng nghiệp của Jobstrong suốt hai năm qua, Walter Isaacson đã viết nên một câu chuyện mê hoặc lòng người về mộtcuộc đời đầy ắp những thăng trầm, về một cá tính lập dị đầy sức mê hoặc của một doanh nhân sángtạo với khát khao vươn tới sự hoàn mỹ, và về công cuộc cách mạng hóa dữ dội sáu ngành côngnghiệp: máy tính cá nhân, điện ảnh hoạt họa, âm nhạc, điện thoại, máy tính bảng và xuất bản điệntử. Trong lúc nước Mỹ đang tìm cách duy trì lợi thế cạnh tranh sáng chế, Jobs nổi lên như mộtbiểu tượng tối cao cho tài sáng chế cũng như óc sáng tạo đầy tính vận dụng. Jobs biết, để tạo nênmột giá trị đích thực trong thế kỷ XXI này không có gì khác ngoài sự kết nối sức sáng tạo với côngnghệ, ông đã xây dựng nên một công ty nơi những dòng chảy của óc sáng tạo được kết hợp với sựđiêu luyện tuyệt vời của kỹ thuật. Mặc dù Jobs hợp tác với chúng tôi trong việc cho ra đời cuốn sách này nhưng ông khôngđòi hỏi quyền kiểm soát cũng như hạn chế những thông tin đưa ra, thậm chí là quyền được đọctrước khi cuốn sách xuất bản. Ông cũng luôn khuyến khích người thân quen hãy nói một cáchthành thật. Và Jobs luôn cư xử một cách thẳng thắn, đôi khi là tàn nhẫn đối với cả đồng nghiệp vàđối thủ. Họ đã chia sẻ cái nhìn chân thực về những đam mê, sự hoàn mỹ, sự cầu toàn, tính nghệthuật, nỗi ám ảnh, sự khắt khe trong cách điều hành đã hình thành lên phong cách kinh doanh độcđáo ở Jobs và kết quả đã tạo ra những dòng sản phẩm đầy tính đột phá. Với tính gàn dở của mình, Jobs có thể dồn ép những người xung quanh khiến họ nổi giậnvà tuyệt vọng. Nhưng cá tính và những sản phẩm của ông thì lại liên quan mật thiết với nhau, đócũng là xu hướng mà phần mềm và phần cứng của Apple hướng đến, như là một phần của một thểthống nhất. Câu chuyện của ông là những bài học có tính truyền bá và răn dạy về sự đổi mới, vaitrò, đường lối lãnh đạo, và các giá trị.

10 BÀI HỌC LÀM LÃNH ĐẠO TỪ HUYỀN THOẠI STEVE JOBS

AppleSteve Jobs – CEO huyền thoại – đã để lại cho giới kinh doanh vô vàn bài học có giá trị: đừng quá quan tâm đến tiền bạc, luôn lắng nghe trái tim mình, hay đừng ngần ngại đi ngược lại ý kiến đám đông

Thế giới này không thể có một Socrates thứ hai, một Wayne Gretzky, Winston Churchill hay Gandhi thứ 2, cũng như không thể có một Steve Jobs thứ hai. Tuy chúng ta không bao giờ có thể trở thành Steve Jobs dù có nỗ lực thế nào, chúng ta vẫn có thể áp dụng những bài học làm lãnh đạo từ ông.

Đơn giản hóa

Ipod

Jobs từng yêu cầu iPod không được có bất cứ một nút bấm nào, kể cả nút bật/tắt. Việc này có vẻ bất khả thi với các kỹ sư trong dự án, nhưng Jobs quyết không nhân nhượng. Các kĩ sư bị đẩy tới giới hạn của họ, và kết quả là phím xoay cảm ứng trên iPod ra đời. Jobs từng nói: “Tập trung và đơn giản – đó là một trong những câu thần chú của tôi.” Sự đơn giản còn khó đạt được hơn cả sự phức tạp.

Tiền bị đánh giá quá cao

tiền

“Làm người giàu nhất không phải điều tôi quan tâm… Mỗi tối lên giường ngủ mà có thể nói rằng ta đã làm được điều tuyệt vời trong hôm nay… đó mới là điều tôi muốn.” – Steve Jobs.

Cải cách chẳng liên quan gì đến số tiền bạn bỏ ra cho R&D (nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm). Khi Apple cho ra đời máy tính Mac, IBM chi tiền cho hoạt động R&D nhiều gấp ít nhất 100 lần họ, theo tạp chí Fortune. Vấn đề không nằm ở số tiền, mà là ở những con người bạn có, định hướng của bạn, và hiểu biết của bạn tới đâu.

Không quan trọng bạn nói gì, mà là nói thế nào

talk

Không phải sản phẩm nào dưới thời Steve Jobs cũng tân tiến nhất trên thị trường, song người tiêu dùng vẫn cho là như vậy. Một phần là do ông luôn đặc biệt yêu cầu giữ bí mật về các sản phẩm của mình. Chính sự bí ẩn này đã làm khách hàng càng thêm thèm muốn sản phẩm một khi nó ra mắt.

Đây là điểm tối quan trọng – nhận thức trở thành sự thật. Steve Jobs thành công một phần do ông biết rằng Khách hàng của bạn luôn mơ về một cuộc sống hạnh phúc hơn, tốt đẹp hơn. Đừng quan tâm đến sản phẩm. Thay vào đó, hãy làm cuộc sống của họ thêm phong phú.”

Nhận biết ý tưởng tốt

Ý tưởng

Jobs và Apple không tạo ra chuột máy tính, file nhạc hay màn hình cảm ứng, nhưng họ nhận ra được giá trị của chúng và tích hợp chúng vào sản phẩm của mình.

Đi ngược lại đám đông

Đi ngược Đám đông

Những hành động của Jobs đã giải nghĩa câu nói: “Nếu đám đông lúc nào cũng đúng, thì tất cả chúng ta đều giàu.” Jobs thường không khảo sát ý kiến đám đông mà tự mang đến cho họ những gì ông nghĩ là họ cần. Thường thì cách này vẫn hiệu quả, và nếu không, nó trở thành cơ hội để ông ngã về phía trước – đến dự án tiếp theo, và mang theo mình những bài học từ thất bại đó.

Bởi vì những người đủ điên rồ để nghĩ rằng mình có thể thay đổi thế giới mới chính là những người làm việc đó.” – trích lời Steve Jobs.

“Ăn bữa trưa của chính mình”

Ăn bửa trưa của chính mình

Có một câu nói ở Thung lũng Silicon, đó là bạn cần phải “ăn bữa trưa của chính mình trước khi có ai khác làm việc đó. Jobs quả thực có đủ niềm tin để làm điều này khi cho ra mắt sản phẩm iPhone, dù biết rõ rằng iPhone sẽ (và đúng là đã) bòn rút doanh số của iPod. Từ bỏ những gì quen thuộc và nắm lấy thời cơ chưa chắc chắn là thử thách thực sự đối với lãnh đạo.

Nỗ lực vì sự hoàn hảo

Đêm trước khi khai trương cửa hàng Apple store đầu tiên, Jobs cảm thấy không thích gạch lát sàn, thế là ông cho cho tháo dỡ và thay thế tất cả. Ngay trước khi ra mắt iPod, Jobs đã thay thế tất cả các giắc cắm tai nghe để mỗi khi cắm tiếng “cách” nghe hay hơn.

Làm việc theo nhóm nhỏ

Chia thành nhóm nhỏ

Jobs không muốn nhóm làm iPhone của mình bị rốt trí với các quan điểm định kiến quanh thị trường điện thoại di động nên đã đưa họ đến làm việc tại một tòa nhà riêng biệt. Dù việc này khiến nhiều nhân viên tự ái vì không được chọn, sự thành công của nó là điều không thể bàn cãi.

Nhóm Macintosh ban đầu có 100 thành viên. Bất cứ khi nào số thành viên lên đến 101, nhóm phải cải tổ lại và loại bỏ bớt 1 ai đó. Jobs tin rằng ông chỉ có thể nhớ nổi 100 cái tên.

Nghe theo trái tim mình

lắng nghe theo trái tim

Như Jobs từng nói: “Nếu hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời, liệu tôi có muốn làm việc mà tôi định làm không? Và bất cứ khi nào câu trả lời của tôi là “Không” trong nhiều ngày liên tiếp, tôi biết tôi cần phải thay đổi điều gì đó.”

Thu Thủy

Theo TTVN/ClickZ

{Ebook} Tự truyện Steve Jobs

Ref : Sách Doanh trí

  •  Mạng cộng đồng kinh doanh SÁCH DOANH TRÍ trân trọng giới thiệu tóm tắt cuốn sách Steve JobsBản tóm tắt của sinh viên ngoại thương.Cuốn sách của Walter Isaacson ghi lại 1 cách chân thực và sinh động những câuchuyện do chính Steve Jobs kể lại của ,qua đó vén bức màn bí mật về chân dung 1con người tài ba- nhà đồng sáng lập nên nhãn hiệu Apple, vốn rất kín tiếng trongđời sống riêng tư và luôn “im lặng” trước mọi tin đồn thất thiệt của giới truyềnthông.Lời đầu tiên mà Walter Isaacson muốn chia sẻ về Steve Jobs chính là: Có thể SteveJobs sở hữu một “túi tài năng” và khiến cả thế giới phải “ngước nhìn” vì sự đam mê,sáng tạo hay tài diễn thuyết đỉnh cao…nhưng thực tế, ông không phải là người “dễchơi”…Tuổi thơ Steve Jobs đầy sóng gió…và ông tự hào vì điều đó…
  • Jobs là con trai ngoài giá thú của một phụ nữ Mỹ và một người đàn ông mang gốc gácHồi giáo. Mẹ Jobs là bà Joanne Simpson lúc sinh ra Jobs khi đang là một sinh viên.Không bước qua được những định kiến của gia đình, người phụ nữ này đã không thểsống với người đàn ông mình yêu và càng không thể nuôi con một mình.Bà Joanne đành lòng cho đi đứa con trai của mình cho một cặp vợ chồng ở SanFrancisco nhận nuôi. Steve Jobs đã sống những năm tháng tuổi thơ như vậy cho đếnkhi năm 27 tuổi, ông mới biết thông tin về cha mẹ đẻ của mình.Steve Jobs luôn tin rằng, số phận của ông được định sẵn từ khi mới sinh ra. Vì mẹ củaJobs là một sinh viên, nên dù không nuôi được con trai của mình, nhưng bà vẫn muốngửi con cho một gia đình mà có vợ hoặc chồng đã tốt nghiệp đại học để mong Jobs sẽđược hưởng một nền giáo dục tốt từ họ.Cuộc gặp đầu tiên để cho con nuôi của bà Joanne là với một cặp vợ chồng luật sư,ngay trong ngày bà sinh ra Jobs. Tuy nhiên, mọi chuyện lại thay đổi vào phút chót vìvợ chồng này đang mong mỏi một đứa con gái nuôi, thay vì một cậu bé như Jobs.Không gửi được con cho vợ chồng người luật sư, nửa đêm hôm đó, bà Joanne đã gọiđến địa chỉ của một cặp vợ chồng khác nằm trong danh sách xin nhận con nuôi, đócũng là bố mẹ nuôi của Jobs sau này. Bà Joanne nói: Chúng tôi có một đứa con traikhông mong đợi, ông bà có muốn chăm sóc nó không?”, cặp vợ chồng nọ trả lời: “Tấtnhiên rồi”.Tuy nhiên, sau đó bà Joanne phát hiện, cặp vợ chồng này chưa hề tốt nghiệp đại học,thậm chí người cha còn chưa tốt nghiệp phổ thông trung học. Bà Joanne đã từ chối kývào giấy tờ trao nhận con nuôi, chỉ đến khi cặp vợ chồng này hứa một ngày nào đó,Steve Jobs sẽ được học đại học.Jobs cũng vẫn ý thức mình là con nuôi, nhưng có lần ông đã chạy ra khỏi nhà và khócnhư mưa khi có người nói ông bị bỏ rơi vì cha mẹ đẻ không mong muốn ông vào thờiđiểm đó. Cha mẹ nuôi sau đó giải thích thực ra họ đã chọn ông. “Từ đó tôi biết tôikhông bị bỏ rơi. Bố mẹ đã chọn tôi. Tôi là người đặc biệt”, Jobs nói. Isaacson chorằng chi tiết này chính là “chìa khóa” để hiểu cách suy nghĩ của Jobs.17 năm sau ngày trở thành con của cặp vợ chồng ở San Fransisco, Steve Jobs cũng cóngày được bước chân vào giảng đường đại học. Nhưng may mắn không mỉm cười vớiSteve Jobs vì anh đã chọn đúng ngôi trường đắt đỏ gần như Đại học Stanford.
  • Toàn bộ số tiền tiết kiệm của bố mẹ nuôi đã dồn vào trả học phí cho Jobs và 6 thángsau đó, ông bắt đầu nhận thấy, việc học không hiệu quả khi những khoản tiền tích cópcả đời của bố mẹ phải trang trải cho mình ở ngôi trường này.Cha nuôi, Paul Jobs, cũng là người đã hướng dẫn Jobs tạo nên những điều vĩ đại. Mộtlần, họ cùng làm hàng rào. Ông nhắc con trai: “Con cần sơn mặt sau hàng rào, phíachẳng ai nhìn thấy, cũng bóng bảy như mặt trước. Ngay cả khi mọi người không thấy,con biết đấy, điều đó thể hiện con đã toàn tâm toàn ý tạo ra một thứ gì đó hoàn hảo”.Steve bắt đầu bỏ những môn học bắt buộc mà ông không hứng thú và chỉ đăng kýmôn học mà ông quan tâm. Jobs không có suất trong ký túc, nên ông ngủ trên sàn nhàcùng bạn bè, đem đổi vỏ chai nước ngọt để lấy 5 cent mua đồ ăn, thậm chí phải đi bộvài km vào tối chủ nhật để có một bữa ăn ngon mỗi tuần tại trại Hare Krishna…Jobs đã phải trải qua những ngày cơ cực đó chỉ để đổi lấy niềm đam mê vô tận củamình. Khi bỏ học, Jobs quyết định chỉ đăng ký vào lớp dạy viết chữ nghệ thuật, bởiTrường Reed lúc đó, nổi tiếng nước Mỹ về dạy viết chữ đẹp.Jobs học cách biến hóa với nét bút, về khoảng cách giữa các chữ, về nét nghiêng, nétđậm. Khi Jobs và những đồng sự thiết kế máy Macintosh, những kiểu viết chữ nghệthuật này đã được đưa vào và đó là máy tính đầu tiên có các font chữ đẹp mà sau nàywindow đã sao chép lại.Vào thập niên 80 của thế kỷ trước, Jobs và cha đẻ từng gặp nhau nhưng cả hai đềukhông hay. “Mãi sau này tôi mới biết hóa ra ông ấy quản lý một cửa hàng ăn và tôitừng đến đó vài lần. Tôi hiểu thêm một chút về cha, nhưng tôi không thích những gìtôi biết nên đã nhắc em gái không kể bất cứ chuyện gì về tôi”, Jobs kể.Khởi nghiệp …Năm 1976, Steve Jobs cùng người bạn thân là Steve Wozniak sáng lập Hãng AppleComputer tại gara nhà bố mẹ mình. Khi đó, ông chưa đầy 20 tuổi và khởi nghiệp vớivài trăm USD. Apple lần lượt tung ra các sản phẩm máy tính Apple I, Apple II và sauđó là Macintosh. Trong vòng 10 năm, Apple trở thành một tập đoàn trị giá 2 tỷ USDvới hơn 4.000 nhân viên.Năm 1983, ông lôi kéo John Sculley, khi đó là Giám đốc điều hành Hãng Pepsi, vềđầu quân cho Apple bằng câu hỏi nổi tiếng: “Anh muốn cả đời đi bán thứ nước ngọtcó gas ấy hay muốn có cơ hội để thay đổi thế giới?”. Thế nhưng một năm sau, chínhSculley đã khiến Jobs bị Apple sa thải vì bất đồng quan điểm.
  • Quãng thời gian bị Apple sa thải, đã cho Jobs nhiều kinh nghiệm và thành công hơnbằng chính sự sáng tạo của ông. Jobs đã sáng lập Hãng máy tính NeXT, mua lại Côngty Pixar từ Hãng Lucasfilm với giá 10 triệu USD. Cho đến khi Apple không thể “chịunổi” sự thiếu vắng Jobs, năm 1997, hãng mời Jobs trở lại với vai trò là Giám đốc điềuhành (CEO).Jobs thực sự biết cách làm thay đổi mọi thứ. Apple không tạo ra thị trường mới, họ”định hình” lại chúng. iPod và iPhone xuất hiện khi máy nghe nhạc và điện thoại đãthịnh hành trên khắp thế giới. Tỷ phú Bill Gates nói về máy tính bảng từ năm 2001trong khi mãi đến năm 2010, Apple mới giới thiệu iPad. Nhưng họ vẫn thành cônghơn bất cứ công ty điện tử tiêu dùng nào trên toàn cầu.Steve Jobs không chỉ có tầm nhìn về công nghệ, mà còn có tầm nhìn trong thiết kế.Điều đó gói gọn trong triết lý xây dựng sản phẩm của ông: “Trong rất nhiều trườnghợp, người dùng không biết họ muốn gì cho đến khi bạn chỉ cho họ thấy”.Steve Jobs: The book of Jobs (Steve Jobs: Cuốn sách về Jobs), cuốn tiểu sử chính thứcđầu tiên và duy nhất về thầy phù thủy tin học Steve Jobs, sẽ ra mắt độc giả vào ngày24.10 tới, sớm hơn một tháng so với dự định. Walter Isaacson, người nổi tiếng với cáctác phẩm tiểu sử về Benjamin Franklin hay Albert Einstein, sẽ chấp bút cho cuốn sáchnày dựa trên hơn 40 cuộc phỏng vấn Jobs cũng như hàng trăm đối thoại khác vớingười thân, bạn bè, đồng nghiệp và cả đối thủ của ông.Với niềm đam mê và khát khao thay đổi, tiền bạc không phải thứ mà Steve Jobshướng đến. Jobs không nhận bất cứ khoản tiền thưởng, phụ cấp hay cổ phiếu nàotrong năm 2010 trừ mức lương tượng trưng 1 USD. Ông nắm trong tay 5,5 triệu cổphiếu Apple nhưng cũng chưa bao giờ bán chúng từ khi trở lại công ty năm 1997.”Trở thành người giàu nhất nhưng như đang sống trong nghĩa địa chẳng có ý nghĩa gìvới tôi. Mỗi tối trước khi đi ngủ và thấy rằng mình vừa làm được điều gì đó tuyệt vờimới thực sự quan trọng”.Jobs đã làm thay đổi cả thế giới nhờ vào tài năng và sự sáng tạo của mình trong lĩnhvực điện toán. Thế nhưng, Jobs lại không thể thay đổi được chính số phận của mìnhvà suốt cuộc đời ông, khái niệm về “cái chết” đã luôn ám ảnh.Jobs nhớ lại, khi 17 tuổi, ông đã đọc được ở đâu đó rằng: “Nếu sống mỗi ngày như thểđó là ngày cuối cùng, một ngày nào đó bạn sẽ đúng”.Steve Jobs và mối lương duyên kì lạ với miền đất Ấn Độ
  • Chi tiết về chuyến đi của ông rất ít được biết đến và không được rõ ràng đối với côngchúng, nhưng những gì mà Jobs từng kể đã cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc vàonhững gì ông cảm nhận về sự giác ngộ và tâm linh.Mối lương duyên với Ấn Độ xảy ra khi ông bỏ học giữa chừng vào khoảng nhữngnăm 1970.Jobs trôi nổi trên đất Ấn vào giữa những năm 70 trong sự tìm kiếm một hướng dẫntinh thần trước khi sáng lập ra Apple. Người ta cho rằng ông đã đề nghị đặt tên nàyvới người bạn của mình và cũng là người đồng sáng lập Apple, Steve Wozniak, saumột chuyến thăm đến một cộng đồng ở Oregon mà ông gọi đó là một “vườn táo”.Chàng thanh niên 18 tuổi Jobs đã đến Ấn Độ với một tư duy lập dị cùng với mộtngười bạn, Dan Kottke, sau khi rời bỏ Reed, một trường học nhân văn tư nhân ởPortland, Oregon. Là một sinh viên triết học quan tâm nhiều đến tôn giáo, Jobs đã bỏhọc chỉ sau một học kỳ do xuất thân từ tầng lớp trung lưu nên đã tạo ra nhiều rắc rốitrong một trường học dành cho giới giàu có.Trong những ngày đầu tiên, ông kiếm sống bằng việc giao lại các chai coca-cola(nhiều người nói rằng ý định chính của ông là để tiết kiệm tiền cho chuyến đi tới ẤnĐộ) và đến nhận một bữa ăn miễn phí hàng tuần tại một ngôi đền Hare Krishna ở địaphương.Jobs từng nói: “Tôi không có phòng ký túc xá, vì vậy tôi ngủ trên sàn nhà trong phòngcủa bạn bè, tôi đã giao lại các chai coca-cola để lấy khoản tiền gửi 5 xu để mua thựcphẩm và tôi đã đi bộ bảy dặm đến thị trấn mỗi tối chủ nhật để xin một bữa ăn mỗi tuầnmột lần tại ngôi đền Hare Krishna. Tôi thích thế”.Ông đã sớm đến với Phật giáo sau khi đến Ấn Độ. Ông cạo đầu, mặc quần áo Ấn Độvà thường thử nghiệm các chất gây ảo giác.Tuy nhiên, ông đã đến gặp đạo sư Neem Karori Baba, một tín đồ Hanuman, người đãcó một số tín đồ người Mỹ vào những năm 1970 – đã chết trước khi Jobs và người bạnKottke biến nơi đây thành tu viện khổ hạnh cho ông.Sau khi trở về từ Ấn Độ, ông đã thuật lại một câu chuyện về một cái giác ngộ kháccủa ông. Jobs đã trích dẫn: “Chúng ta sẽ không tìm thấy một nơi mà chúng ta có thể điđến để được giác ngộ trong một tháng. Đó là một trong những lần đầu tiên tôi bắt đầunhận ra rằng có lẻ Thomas Edison đã làm rất nhiều để cải thiện thế giới này hơn cảKarl Marx và Neem Kairolie Baba cùng hợp sức lại với nhau”.
  • Câu chuyện của Tập đoàn Apple và câu chuyện làm giàu từ giẻ rách của ông đã đủvững chãi để kể tiếp câu chuyện đằng sau sự thành công lớn này, một chiến thắng từnơi không ngoảnh lại. Và cũng đã không ngoảnh lại nhìn vào Ấn Độ. Khi toàn bộngành công nghiệp CNTT – từ IBM cho đến HP đều quan tâm đầu tư ở Thung LũngSilicon của Ấn Độ, thì Jobs đã không quan tâm nhiều đến việc thâm nhập vào đấtnước này.Ngoài mối quan tâm lớn về Phật giáo, Jobs đã không có góc mềm nào dành cho ẤnĐộ. Có thể ông đã thất vọng bởi sự nghèo đói và hỗn loạn mà ông đã chứng kiến ởđây. Ông đã trở lại Mỹ và thành lập công ty mà ông muốn. Có lẽ ông đã tìm thấy sựgiác ngộ thực sự của riêng ông trong các sản phẩm mà ông đam mê.Con người sẽ chết nhưng tên tuổi thì bất tử. Steve Jobs vẫn luôn truyền cảm hứng chohàng ngàn người khao khát muốn thực hiTư tưởng về Đạo phật xuyên suốt quá trình kinh doanh của Steve Jobs“Steve đã xây dựng công ty và văn hóa của công ty không giống với bất kỳ công tynào khác trên thế giới. Nó như là mã di truyền DNA của chúng tôi vậy.” Tim Cook,người kế vị Steve Jobs đã viết trong bản ghi nhớ nhưvậy sau khi Jobs từ chức quyềnlãnh đạo cao cấp của Apple hồi tháng tám.Tuy nhiên, người hùng của Apple đã ra đi vào hôm thứ tư ởtuổi 56.Cũng như bất cứ ai khác, những giá trị của Jobs được định hình bởi sự giáo dục vàkinh nghiệm sống. Ông sinh năm 1955 ở San Francisco và lớn lên giữa trào lưu vănhóa hippi. Bob Dylan và Beatles là hai dòng nhạc mà ông thích. Ông đã chia sẻnhữngbài học về chính trị, tầm nhìn, và thử nghiệm thời niêm thiếu với những loại thuốc anthần.Tên của công ty ông được lấy cảm hứng từ tập đoàn Apple của Beatles với nhiều lầnkiện các hãng điện tử vì vi phạm bản quyền nhãn hiệu hàng hóa cho đến khi ký kếtmột bản độc quyền phân phối kỹ thuật số với iTunes. Cũng như Beatles, Jobs đã đếnẤn Độ tham dự một khóa tu về tâm linh và thường xuyênđi bộ xung quanh nhà hàngxóm và văn phòng bằng chân đất.Việc du hành đến Ấn Độ tu tập đã giúp cho Job chuyển sang Phật Giáo. Thầy KobunChino, môt nhà sư đã chủ trì hôn lễ của ông với bà Laurene Powell, một người từnghọc quản trị kinh doanh tại trường đại học Standford.“Cuộc sống là một điều thông minh”…..

NHÌN LẠI CUỘC ĐỜI “HUYỀN THOẠI” STEVE JOBS

Sự ra đi của Steve Jobs thực sự đã khiến cả thế giới đau buồn. “Người hùng” của Apple đã mang lại cho cuộc sống con người những sản phẩm đầy tiện ích. Hãy nhìn lại cuộc đời của cựu CEO Steve Jobs qua từng năm tháng.

1955 – Sinh ngày 24/2 tại San Francisco trong gia đình Joanne Simpson và Abdulfattah Jandali.

1955 – Được vợ chồng Paul và Clara Jobs nhận làm con nuôi và 5 tháng sau chuyển về sống ở Mountain View, California.

1969 – Được William Hewlett nhận vào làm việc tại HP
 Steve Jobs , Steve Wozniak
Steve Jobs (đứng) cùng với Steve Wozniak trong những ngày đầu của Apple.

1971 – Gặp gỡ Steve Wozniak, nhà đồng sáng lập ra Apple sau này

1972 – Tốt nghiệp trường trung học Homestead High School ở Los Altos.

1972 – Đăng ký vào học tại trường Cao đẳng Read, Portland, Oregon, nhưng đã bỏ học sau 1 học kỳ.

1974 – Gia nhập vào công ty Atari Inc. với vai trò là kỹ thuật

1975 – Bắt đầu tham gia các cuộc họp của câu lạc bộ “Homebrew Computer Club”, chuyên bàn về các vấn đề về máy tính.
 Steve Jobs,Apple
Steve Jobs dành cả cuộc đời cống hiến cho làng công nghệ thế giới.

1976: Jobs và Wozniak quyên góp được 1.750 USD và bắt đầu xây dựng chiếc máy tính to bằng chiếc bàn đầu tiên – Apple I.

1976 – Thành lập công ty Apple Computer Company cùng với Wozniak và người bạn Ronald Wayne. Ông Wayne đã bán cổ phần của mình 2 tuần sau đó.

1976 – Jobs và Wozniak ra mắt Apple I và bán với giá 666.66 USD, chiếc máy tính đầu tiên được trang bị giao diện video và sử dụng bộ nhớ ROM.

Steve Jobs

1977 – Apple đổi tên thành công ty Apple Computer Inc.

1977 – Apple ra mắt máy tính Apple II, chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới được sử dụng như là máy tính cá nhân.

1978 – Jobs có đứa con đầu lòng là Lisa, với người vợ Chrisann Brennan.

1979 – Bắt đầu phát triển máy tính  Macintosh.

1980 – Máy tính Apple III ra đời.

1980 – Apple gia nhập thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu nhảy từ 22 USD lên 29 USD trong ngày giao dịch đầu tiên

1981 – Jobs cống hiến hết mình vào việc phát triển Macintosh.

1983– Chiêu mộ John Sculley vào vị trí chủ tịch kiêm giám đốc điều hành CEO của Apple.

1983 – Ra mắt “Lisa”, chiếc máy tính điều khiển bằng chuột đầu tiên. Tuy nhiên, sản phẩm này đã thất bại trên thị trường.

1984 – Apple ra mắt máy tính Macintosh với chiến lược quảng cáo rất rầm rộ.

 steve jobs
Steve Jobs của những năm tháng tuổi trẻ.

1985 – Giành được giải thưởng Công nghệ quốc gia do Tổng thống Mỹ Ronald Reagan trao.

1985 – Jobs bị đánh bật ra khỏi bộ máy lãnh đạo của Apple do những bất đồng với Sculley. Jobs từ chức và kéo theo 5 nhân viên của Apple ra đi cùng ông.

1985 – Thành lập công ty Next Inc. để phát triển phần cứng và phần mềm. Công ty này sau đó được đổi tên thành Next Computer Inc.

1986 – Mua lại công ty Pixar từ George Lucas với giá chưa đến 10 triệu USD và sau đó đổi tên thành hãng sản xuất phim hoạt hình Pixar Animation Studios.

Steve jobs,next computer
Steve Jobs thành lập công ty Next Computer sau khi bị đánh bật khỏi Apple.

1989 – Next ra mắt máy tính NeXT Computer với giá 6.500, còn gọi là The Cube. Chiếc máy tính này được bán kèm với một chiếc màn hình đơn sắc, nhưng đã không thành công trên thị trường.
1989 – Pixar dành giải thưởng Academy Award với bộ phim hoạt hình ngắn “Tin Toy”.

Steve jobs ,Pixar

1991 – Steve Jobs cưới người vợ hiện nay là Laurene Powell. Ông có 3 người con.
1992 – Steve Jobs phát hành hệ điều hành NEXTSTEP cho bộ vi xử lý Intel Corp. 486. Tuy nhiên, hệ điều hành này đã thất bại trong việc cạnh tranh với Windows của Microsoft và OS/2 của IBM.

1993 – “Đóng cửa” bộ phận phần cứng và chuyển sang tập trung vào phần mềm.

1995 – Bộ phim “Câu chuyện đồ chơi – Toy Story” của Pixar, hãng phim hoạt hình mà Jobs là tổng giám đốc điều hành trở thành bộ phim có doanh thu cao nhất.

1996 – Apple mua lại công ty Next Computer của Jobs với giá 427 triệu USD tiền mặt cộng với cổ phiếu của Apple. Jobs trở thành cố vấn cho chủ tịch Apple khi đó là Gilbert F. Amelio.

1997 – Jobs trở thành Giám đốc điều hành tạm thời và chủ tịch của Apple sau khi Amelio bị lật đổ. Mức lương của Jobs là 1 USD.

1998 – Apple phát hành máy tính iMac “tất cả trong một” với doanh số lên tới hàng triệu chiếc được bán ra. Sản phẩm này giúp Apple hồi phục tài chính và đẩy giá cổ phiếu của hãng tăng tới 400%. iMac đã giành giải thưởng vàng tại Cuộc thi Định hướng nghệ thuật và thiết kế Anh. Tạp chí Vogue gọi iMac là “một trong những thời trang nóng nhất của mùa xuân” còn trang Business Week ca ngợi iMac là “một trong những hình ảnh bền vững nhất của thế kỷ”. Jobs cũng giành giải thưởng của Viện thiết kế Chrysler cho việc thiết kế iMac.

1998 – Apple bắt đầu làm ăn có lãi và đạt kỉ lục về mức lợi nhuận trong 4 quý tài chính liên tiếp.

2000 – Từ “tạm thời” được loại bỏ khỏi chức danh của Steve Jobs. Jobs chính thức trở thành CEO của Apple.

2001 – Apple ra mắt hệ điều hành thế hệ mới – OS X dựa trên nền tảng Unix và hệ điều hành này đã có nhiều bản nâng cấp trong các năm qua.

Steve Jobs , Ipod

2001 – Apple có bước đột phá đầu tiên vào thị trường điện tử tiêu dùng với việc ra mắt iPod, một chiếc máy nghe nhạc MP3 cầm tay. iPod đã được bán ra hơn 4,4 triệu chiếc trong năm tài khóa 2004.

2002 – Apple trình làng chiếc máy tính để bàn iMac tất cả trong một với màn hình phẳng. Sản phẩm đã xuất hiện trên trang bìa của tạp chí Time năm đó và giành nhiều giải thưởng thiết kế.

2003 – Jobs giới thiệu iTunes Music Store chuyên bán các ca khúc và album đã được mã hóa.

2003 – Jobs ra mắt chiếc máy tính cá nhân PowerMac G5 64 bit.

2004 – iPod Mini, một phiên bản nhỏ hơn của máy nghe nhạc iPod đời đầu được ra công bố.

2004 – Vào tháng 2, hợp đồng hợp tác của Pixar và Disney đã hết hạn. Jobs và giám đốc điều hành Disney là Michael Eisner đã cố gắng nhưng thất bại trong việc thương lượng quan hệ cộng tác mới. Vì vậy, Jobs tuyên bố rằng Pixar sẽ tìm kiếm một đối tác mới để sản xuất phim khi hợp đồng với Disney hết hạn. Cuối cùng Pixar được bán lại cho hãng Walt Disney vào năm 2006

2004 – Vào tháng 8 năm này, Jobs được chuẩn đoán mắc phải căn bệnh ung thư tuyến tụy và trải qua một ca phẫu thuật. Jobs đã hồi phục và trở lại làm việc vào tháng 9.

2004 – Dưới tài điều hành của Jobs, Aple đã báo cáo doanh thu quý tài chính thứ 4 cao nhất trong gần một thập kỷ. Thành công này là nhờ vào sự trỗi dậy của mạng lưới bán lẻ và doanh số bán ra máy nghe nhạc iPod. Doanh thu của Apple trong quý tài chính kết thúc vào ngày 25/9 là 2,3 tỷ USD.

2005 – Apple dùng Hội nghị các nhà phát triển trên thế giới của mình để thông báo rằng hãng đang chuyển từ việc sử dụng bộ vi xử lý PowerPC của IBM trong các sản phẩm máy tính của hãng sang các bộ vi xử lý của Intel.

2007 – Jobs giới thiệu iPhone, một trong những chiếc điện thoại thông minh đầu tiên không có bàn phím tại triển lãm Macworld Expo.

2008 – Vào cuối tháng 12, Apple thông báo Jobs sẽ không phát biểu tại Macworld Expo 2009 cũng như không tham dự sự kiện này. Thông tin này ngay lập tức làm dấy lên những suy đoán về tình hình sức khỏe của ông. Apple cũng cho biết kể từ năm 2009, hãng sẽ không còn tham dự triển lãm này.

2009 – Vào đầu tháng 1, Jobs cho biết ông đang sụt cân một cách nghiêm trọng do sự mất căn bằng hocmon. Tại thời điểm đó, Jobs khẳng định vấn đề này sẽ không cản trở ông tiếp tục đảm nhiệm vị trí CEO của Apple. Khoảng một tuần sau đó, Jobs thông báo ông sẽ nghỉ việc ở Apple cho đến tháng 6 vì tình trạng sức khỏe của ông đang xấu đi. Jobs không tiết lộ căn bệnh của mình. COO Tim Cook của Apple đã thay mặt Jobs xử lý các công việc hàng ngày tại công ty trong thời gian phục hồi của Jobs. Apple cho biết Jobs sẽ vẫn tham gia vào việc đưa ra những quyết định chiến lược quan trọng của Apple.

Tháng 6/2009 – Tờ Thời báo phố Wall đưa tin Jobs đã trải qua một ca phẫu thuật cấy ghép gen. Một bệnh viện ở Tennessee sau đó đã xác nhận thông tin này.

Tháng 6/2009 – Apple khẳng định Jobs sẽ quay trở lại làm việc vào cuối tháng này.

Tháng 1/2010 – Apple công bố máy tính bảng iPad. Sản phẩm này dã ngay lập tức gặt hái được thành công ngoài sức tưởng tượng và khởi đầu cho một thể loại mới trong các thiết bị điện toán di động.

Tháng 9/2010 – Jobs xuất hiện trên sân khấu ở San Francisco để giới thiệu set-top box thế hệ thứ hai của Apple TV giúp chuyển phim từ Internet hoặc các thiết bị di động như iPhone và iPad trực tiếp sang TV.

Tháng 1/2011 – Apple thông báo Jobs xin nghỉ để điều trị y tế mà không đưa ra lý do nào cụ thể. Những câu hỏi về sự nghiêm trọng của tình hình sức khỏe Jobs lại dấy lên, ảnh hưởng không nhỏ đến giá cổ phiếu, việc phát triển sản phẩm và  các hoạt động kinh doanh của Apple.

Tháng 6/2011 – Jobs bất ngờ xuất hiện tại Hội nghị các nhà phát triển thế giới của Aple để giới thiệu iCloud và iOS 5. Một vài ngày sau, Jobs gặp gỡ Hội đồng thành phố Cupertino (Mỹ) để xin phép xây dựng đại bản doanh mới trông giống như một phi thuyền ở thành phố này.
 Steve Job & Tim Cook
Steve Jobs nhường lại vị trí “chèo lái” cho Tim Cook.

Tháng 8/2011 – Jobs thông báo ông sẽ từ chức khỏi chiếc ghế Giám đốc điều hành của Apple và Tim Cook sẽ đảm nhiệm vị trí này. Jobs chỉ đảm nhận vai trò Chủ tịch hội đồng quản trị của công ty.

Vào ngày 5/10/2011 – Steve Jobs qua đời ở tuổi 56.
Khôi Linh, Võ Hiền
Theo PCWorld

NHỮNG BÍ MẬT VỀ CUỘC ĐỜI NGƯỜI HÙNG STEVE JOBS

Steve Jobs, “biểu tượng” cho sự thành công của Apple, một trong những “vị vua” của công nghệ… cũng có những bí mật thú vị bên ngoài cuộc sống của mình như những người bình thường khác. Cùng khám phá qua bài viết dưới đây.

Quyết định từ chức vị trí “chèo lái con tàu” Apple của Steve Jobs đã khiến không ít người phải bất ngờ. Nhân sự kiện này, cùng tìm hiểu những cột mốc đáng chú ý và những bí mật đời thường của Steve Jobs qua chùm ảnh sau.

– Jobs sinh ngày 24/2/1955 tại San Francisco và được nhận nuôi bởi Paul và Clara Jobs. Tên đầy đủ của Jobs là Steven Paul Jobs. Paul và Clara Jobs sau này tiếp tục nhận thêm 1 người con gái nuôi khác tên là Patti.

Cha mẹ ruột của Jobs là Adbufattah Jandali, 1 sinh viên người Syrian, sau này trở thành 1 giáo sư khoa học chính trị và Joanne Simpson, sinh viên người Mỹ và là 1 nhà ngôn ngữ học. Tại thời điểm Jobs được sinh ra, cha mẹ Jobs vẫn đang là sinh viên chưa tốt nghiệp. Cặp đôi này sau khi kết hôn đã sinh thêm 1 người con gái và là em gái của Jobs, mang tên Mona Simpson.

– Jobs đã lớn lên trong căn nhà của cha mẹ nuôi và đã tạo nên chiếc máy tính Macintosh đầu tiên trong ga-ra của căn nhà này.

Căn nhà của cha mẹ nuôi, là nơi mà Jobs đã lập nghiệp
– Jobs bước chân vào làng công nghệ từ rất sớm. Từ khi còn học cấp 3, Jobs đã trở thành nhân viên bán thời gian của công ty máy tính HP và làm việc vào mùa hè. Tại đây, Steve Jobs đã gặp mặt Steve Wozniak, đồng sáng lập Apple sau này.
– Cũng giống như Bill Gates, Jobs nổi tiếng là 1 tỉ phú không tốt nghiệp đại học. Sự thật thì ông đã bị đuổi học chỉ sau 1 học kỳ. Sau khi bị đuổi học, Jobs đã du lịch đến Ấn Độ và tìm kiếm sự giác ngộ tâm linh và trở về Mỹ như 1 Phật tử thực sự với cái đầu cạo trọc.
Hiện tại Jobs vẫn đang nghiên cứu phật giáo và là 1 người ăn chay.
– Cũng giống như bố mẹ mình, Jobs cũng có 1 đứa con gái ngoài giá thú. Năm 1978, Jobs yêu Chrisann Brennan, 1 họa sỹ và kết quả là 1 bé gái được sinh ra. Jobs đã từ chối quan hệ cha con và tuyên bố rằng mình đã được đình sản và Brennan đã phải nuôi con gái một mình, thậm chí bằng cách sử dụng trợ cấp phúc lợi xã hội.
Jobs sau đó đã thừa nhận Lisa Brennan-Jobs là con gái của mình. Sau này, Jobs đã sử dụng tên con gái mình để đặt cho loại máy tính Apple Lisa, ra mắt vào năm 1983, với giá xấp xỉ 10.000 USD.
Máy tính Apple Lisa ra mắt vào năm 1983
Hiện Lisa đã tốt nghiệp trường đại học Harvard vào năm 2000 và trở thành 1 nhà văn.
Lisa Brennan-Jobs, cô con gái đã từng bị Jobs chối bỏ
– Năm 1976, Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne đã cùng nhau sáng lập nên Apple. Tuy nhiên, Ronald Wayne sau đó đã sớm từ bỏ, do vậy, khi nhắc đến Apple, người ta thường nhắc đến bộ đôi Steve như là 2 nhân vật duy nhất tạo nên Apple.
Jobs và Wozniak gặp nhau vào năm 1971, Wozniak khi đó là 1 hacker và 1 kỹ sư điện. 2 người gặp nhau qua sự giới thiệu bởi người bạn chung của họ, Bill Fernandez, khi đó, Jobs 16 tuổi và Wozniak 21 tuổi. Lúc đó, Jobs rất ngưỡng mộ việc Wozniak lắp ráp máy tính và bán chúng.
Sau khi thành lập Apple, cả 2 tìm kiếm 1 nhà quản lý có kinh nghiệm để giúp hãng phát triển.
– Năm 1983, Jobs tìm đến John Sculley, khi đó là CEO của hãng nước giải khát Pepsi và thuyết phục ông này về làm CEO của Apple. Jobs đã hỏi: “Anh muốn bán loại nước uống có đường này suốt phần còn lại của cuộc đời mình, hay anh muốn đi cùng tôi và thay đổi thế giới?”
Mối quan hệ giữa Steve Jobs và John Sculley nhanh chóng bị rạn nứt
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Jobs và Sculley đã không được tốt đẹp sau đó. Vào năm 1985, khi Sculley vẫn là CEO của Apple còn Jobs quản lý bộ phận Macintosh của Apple, cả 2 đã có những bất đồng về quan điểm dẫn đến việc Jobs rút lui khỏi Apple và thành lập công ty máy tính riêng.
– Năm 1985, sau khi rời bỏ Apple, Jobs thành lập NeXT Inc. Sau đó, Apple đã mua lại NeXT Inc vào năm 1997, đánh dấu sự trở lại Apple của Steve Jobs.
Jobs (giữa) thành lập NeXT Inc sau khi rời bỏ Apple năm 1985
Các phần mềm của NeXT đã trở nên nền tảng để phát triển cho các hệ điều hành Mac OS X ngày nay của Apple.
– Jobs kết hôn và lập gia đình với Laurene Powel vào 18/3/1991 dưới sự chủ trì của 1 nhà sư. Cặp đôi này có 3 con, Reed Paul, Erin Sienna và Eve.
Jobs và vợ, ảnh chụp tháng 12/2005
– Với sự thành công tại Apple, Jobs đã mua lại hãng phim hoạt hình Pixar vào năm 1986 với giá 10 triệu USD.
Jobs mua lại Pixar vào năm 1986
Năm 1995, bộ phim hoạt hình nổi tiếng Toy Story của Pixar ra đời với tên Steve Jobs được giới thiệu trong vai trò giám đốc sản xuất.
Năm 2006, Jobs đã bán lại Pixar cho hãng phim Walt Disney và chiếm giữ 7% cổ phần của hãng phim này, trở thành 1 trong những cổ đông và thành viên ban quản trị của Walt Disney.
– Tháng 7/2004, vấn đề về sức khỏe bắt đầu xuất hiện khi ông bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tụy và phải tiến hành phẫu thuật. Jobs đã phải tạm thời vắng mặt tại Apple và giao công việc quản lý lại cho Tim Cook. Tuy nhiên, Jobs nhanh chóng trở lại công việc của mình vào tháng 9 cùng năm.
– Jobs là 1 người yêu nhạc, và ban nhạc được yêu thích nhất của ông là The Beatles. Chính ban nhạc này đã ảnh hưởng rất lớn đến tư duy kinh doanh và làm việc theo nhóm của ông.
– Tháng 8/2008, giới công nghệ thế giới đã bị rúng động sau khi thông tin về cái chết của Steve Jobs được lan truyền trên Internet. Tuy nhiên, Jobs đã dập tắt mọi tin đồn về sự xuất hiện của mình trong bài phát biểu vào tháng 9: “Tin đồn về cái chết của tôi đã bị thổi phồng quá mức”.
Jobs đã từng đối mặt với tin đồn bị chết
Sở dĩ có thông tin này vì đã 4 năm kể từ khi Jobs trải qua cuộc phẫu thuật ung thư tuyến tụy. 6 tháng sau, vào tháng 4/2009, Jobs đã phải tiếp tục trải qua cuộc phẫu thuật để ghép gan. Đến tháng 1/2011, Jobs 1 lần nữa phải rời bỏ công việc vì lý do sức khỏe.
– Jobs được mệnh danh là “người đàn ông mặc đồ đen”, với phong cách thời trang dường như không thay đổi theo thời gian: chiếc áo đen cổ lọ, quần jean Levi’s và đôi giày thể thao New Balance 991.
Phong cách thời trang đã trở thành biểu tượng của Steve Jobs
– Steve Jobs còn được biết đến như 1 nhà sáng chế tài ba, với hơn 230 bằng phát minh khác nhau mang tên công, từ các thiết bị dành cho máy tính, thiết bị di động, giao diện người dùng, loa bàn phím và nhiều sáng chế có giá trị khác.
– Ngày 24/8/2011, Steve Jobs đã khiến cả thế giới và những ai yêu mến ông phải bất ngờ khi tuyên bố sẽ từ bỏ vai trò lãnh đạo tại Apple. Lần này, không vì những lý do xích mích về chính sách, mà sức khỏe có vẻ là lý do chính để đưa đến quyết định này.
Việc Jobs từ bỏ vai trò tại Apple cũng giống như Apple đã mất đi 1 phần “bản sắc” của mình. Không ít người cảm thấy tiếc nuối vì không thể tiếp tục xem Jobs xuất hiện tại các sự kiện quan trọng của Apple, cũng như được nghe Jobs diễn thuyết và giới thiệu sản phẩm mới.
Dù sao, với những đóng góp quan trọng cho Apple nói riêng và cho cả thế giới công nghệ nói chung, Steve Jobs đã làm quá nhiều và đã quá đủ để có thể nghĩ ngơi.
Theo Dân Trí

10 BÍ QUYẾT BIẾN APPLE THÀNH CÔNG TY LỚN NHẤT NƯỚC MỸ

Apple đã làm được một điều chưa từng có với một tập đoàn tầm cỡ như vậy: doanh số liên tục tăng với tốc độ 2, thậm chí 3 con số mỗi năm, để rồi vươn lên trở thành công ty có mức vốn hóa lớn nhất Mỹ.

Với giá trị vốn hóa thị trường 337,17 tỷ USD, Apple đã chính thức giành ngôi vương suốt nhiều năm qua của Exxon Mobil. Hãng dầu nhớt này đã tụt xuống vị trí số hai khi chỉ đạt vốn hóa 330,77 tỷ USD.

Trong vòng 2 năm, giá trị vốn hóa thị trường của Apple đã đánh bại những tập đoàn khổng lồ khác như Microsoft, IBM, Wal-Mart và Cisco.

Dưới đây là một số yếu tố đưa giá trị của Apple lên hàng bậc nhất thế giới theo tổng hợp của 24/7 Wall St.

Ảnh
Steve Jobs với sản phẩm iPhone của hãng Apple

1. Sản phẩm liên tục được cải tiến

Apple có khả năng liên tục trình làng những phiên bản mới của cùng một sản phẩm, bằng cách cải tiến chúng. Máy tính Mac lần đầu tiên được ra mắt công chúng vào những năm 1980. Hiện tại, Mac đã có đủ loại kích cỡ, bộ xử lý và tính năng phần mềm. Gần đây, doanh số sản phẩm này đã đạt mức cao nhất trong lịch sử.

Một ví dụ điển hình khác minh chứng cho khả năng “tái tạo” sản phẩm của hãng này là iPod, được bày bán lần đầu tiên năm 2001. Trong thập kỷ qua, đã có hơn 10 phiên bản lớn của iPod ra đời.

Trên hết, điểm nhấn đáng chú ý nhất của Apple về khả năng này chính là iPhone. Tới đây, hãng sẽ cho xuất xưởng iPhone 5. Tuy các tính năng cơ bản chủ yếu vẫn được giữ nguyên, nhưng sản phẩm phiên bản sau của Apple luôn phổ biến hơn phiên bản trước.

2. Sản phẩm mới

Trong vòng 20 năm, sản phẩm duy nhất của Apple chỉ là máy tính Mac. Nhưng hãng này đã không ngừng làm phong phú thêm kho sản phẩm của mình với iPod, iPhone và iPad. iPod đã có mặt trên thị trường được 10 năm, iPhone là 3 năm, còn iPad mới vẻn vẹn một năm. Không một hãng nào trên thế giới có khả năng trình làng sản phẩm mới với tốc độ nhanh như Apple. Doanh số bán sản phẩm sau đều cao hơn sản phẩm trước.

3. Lợi nhuận khổng lồ

Tỷ lệ lãi gộp của Apple đạt hơn 41% và tăng chắc trong những quý vừa qua. Đây là điều chưa từng có trong ngành công nghiệp phần cứng và giúp tập đoàn có giá hơn trong mắt các nhà đầu tư. Nhờ vào quy mô và tồn quỹ lớn mà Apple có thể lựa chọn nhà cung cấp thiết bị với giá thành thấp nhất.

4. Nhân vật đại diện xuất sắc

Steve Jobs đã trở thành một nhân vật được ngưỡng mộ trong mắt khách hàng và các nhà đầu tư của Apple. Hiện tại, ông là một trong những CEO, nếu không muốn nói là một trong những người nổi tiếng nhất thế giới. Jobs được xem như là người tạo ra mỗi sản phẩm của Apple, từ khâu thiết kế đến tiếp thị. Người ta không quan tâm đến chuyện trên thực tế, ông không thể làm tất cả từ đầu đến cuối.

5. May mắn

Apple thực sự rất may mắn. Trước đây, chỉ thiếu chút nữa hãng đã không vượt qua nổi sự tấn công như vũ bão của loạt máy tính với hệ điều hành Windows. Apple cho ra mắt iPod đúng vào thời điểm Sony đang thống trị thị trường với dòng sản phẩm Walkman. Tuy nhiên, Sony đã chậm chân trong việc nghiên cứu cho ra đời các sản phẩm kỹ thuật số. Sau đó, Apple giới thiệu sản phẩm iPhone trong bối cảnh thị trường điện thoại di động gần như đã bão hòa. Song, đó cũng là lúc các vấn đề về thiết kế của Nokia nổi lên, doanh số bán RAZR của Motorola giảm sút, cũng như BlackBerry chỉ được RIM nhắm đến thị trường doanh nhân.

6. Hệ thống phân phối

Apple có mối liên hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp dịch vụ không dây và các nhà phân phối. Hãng có thể khiến AT&T phải bỏ ra hơn 400 USD cho một điện thoại để được độc quyền phân phối iPhone. Cũng với phương pháp này, Apple đã bắt tay với một số nhà cung cấp tại châu Âu, và sau đó là tại Nhật Bản và Trung Quốc.

Tương tự với các nhà bán lẻ trên mạng. Sản phẩm của Apple là một điểm nhấn lý tưởng để thu hút khách hàng đến với các trang thương mại điện tử, và tất nhiên là để gia tăng doanh số bán hàng nữa. Sản phẩm của hãng có mặt trên các trang chủ của bestbuy.com, và có một vị trí đặc biệt tại các gian hàng điện tử của những doanh nghiệp bán lẻ như Wal-Mart.

7. Kho ứng dụng khổng lồ

Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng kho ứng dụng cho các sản phẩm của hãng, đặc biệt là cho iPhone và iPad đã tạo ra lượng khách hàng trung thành khổng lồ với thị trường smartphone và máy tính cá nhân.

Với 400.000 ứng dụng Apple đang sở hữu, sản phẩm iPhone có thể được cá nhân hóa để không cái nào giống cái nào. Những công ty phần mềm và Internet mạnh nhất thế giới đã xây dựng và tích cực quảng bá cho ứng dụng của Apple như là một cách hữu hiệu để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ.

Không một hãng phát triển game, trang web lớn, kênh truyền thông xã hội hay nhà cung cấp phần mềm máy tính lớn nào không dùng ít nhất một ứng dụng được sử dụng trên sản phẩm của Apple.

8. Âm nhạc và phim ảnh

iTunes là nhà phân phối nội dung truyền thông lớn nhất thế giới. Sản phẩm TV của Apple đã đem nội dung trên các sản phẩm truyền thông của hãng đến tận phòng khách của các gia đình. Dịch vụ iCloud mới đây cho phép người sử dụng tiếp cận với các kho dữ liệu truyền thông của họ từ bất kỳ thiết bị có liên kết với iTune nào trên thế giới.

9. Tiếp thị

Quảng cáo năm trên truyền hình năm 1984 của Apple cho máy tính Mac vẫn là một trong những chiến dịch quảng cáo ấn tượng nhất trong lịch sử.

Chiến dịch “Think Difference” của hãng từ cuối những năm 1990 cũng tương tự, sử dụng hình ảnh các nhân vật như Albert Einstein và Thomas Edison. Hay mới đây, quảng cáo thêm album của ban nhạc The Beatles lên iTunes đã được trình chiếu trên khắp thế giới.

Quảng cáo “Mac vs. PC” cũng là một trong những chương trình tiếp thị được bàn luận sôi nổi nhất trong vòng 2, 3 năm qua. Apple có khả năng làm cho người ta tin rằng họ có mặt ở khắp mọi nơi. Và trên thực tế đã gần như vậy.

10. Thiết kế sản phẩm

Các sản phẩm của Apple liệu có thiết kế ưu việt hơn các hãng đối thủ? Dường như phản ứng của thị trường đã cho thấy điều đó. Thiết kế nút bấm trên một vòng tròn của iPod giúp tránh nhầm lẫn các phím. Máy tính Mac gọn nhẹ trong khi đa số sản phẩm cùng loại khác lại cồng kềnh, nặng nề. IPhone có bàn phím cảm ứng thay vì hàng loạt nút bấm theo bảng chữ cái bé xíu. IPad mỏng hơn đa số sản phẩm laptop trên thị trường. Các tính năng máy ảnh, video, đa nhiệm đều được đánh giá vượt trội so với sản phẩm của các hãng khác.

Ngọc Thúy

nguồn : vnexpress

7 NGUYÊN TẮC LÀM NÊN STEVE JOBS

Hãy sống với đam mê của mình, và giúp người khác vươn tới ước mơ của họ – đó là 2 trong số 7 nguyên tắc định hình nên con người Steve Jobs – CEO huyền thoại trong giới kinh doanh.

Apple, Steve Jobs

Tin Steve Jobs từ chức CEO đã gây chút bất ngờ cho những ai chưa kịp theo dõi tình hình sức khỏe của ông. Nhưng nó cũng đánh dấu sự kết thúc của một trong những sự nghiệp gây cảm hứng nhất trong lịch sử thế giới kinh doanh. Có rất ít người trên thế giới này có thể cách mạng hóa cả một nền công nghiệp. Còn Steve Jobs, ông đã làm điều đó với vài nền công nghiệp: điện toán, viễn thông, âm nhạc và phim ảnh. Do sức ảnh hưởng sâu sắc của Steve Jobs đối với thế giới, tôi nghĩ chúng ta cũng nên tự hỏi mình xem ông đã làm điều đó như thế nào, và chúng ta có thể giải phóng “Steve Jobs” trong mỗi chúng ta bằng cách nào để thúc đẩy sự nghiệp kinh doanh của chúng ta, cũng như cả thế giới.

Qua những nghiên cứu của mình trong vai trò tác giả của 2 cuốn sách viết về Steve Jobs, tôi đã phát hiện ra 7 nguyên tắc dẫn đường cho Steve Jobs và Apple đến với thành công.

Dưới đây là 7 nguyên tắc cải cách của Steve Jobs được đúc kết từ một buổi hội thảo tại châu Âu.

Nguyên tắc 1: Hãy làm những gì bạn thích.

Steve Jobs đã dạy chúng ta rằng bạn không thể mang đến những sản phẩm mới, cách tân và thú vị trừ khi bản thân bạn thấy có cảm hứng và đam mê đối với việc thúc đẩy xã hội tiến lên phía trước. Jobs từng nói “Những người có đam mê có thể thay đổi thế giới tích cực hơn.” Ông nói, cuộc sống quá ngắn ngủi để bạn có thể thực hiện giấc mơ của kẻ khác. Và nếu bạn không tìm thấy niềm đam mê của mình, thì hãy tiếp tục tìm kiếm, chứ đừng tự hài lòng và dừng lại.

Nguyên tắc 2: Hãy nhìn đến lõm cả vũ trụ.

Steve Jobs tin vào uy lực của tầm nhìn. Và ông đương nhiên có một tầm nhìn lớn. Vào giữa những năm 1970 khi máy tính vẫn chỉ phát triển giới hạn trong một nhóm người chung sở thích, Steve Jobs đã tin rằng ông có thể mang máy tính đến cho mọi người sử dụng hàng ngày. Và thế là ông đã thách thức người đồng sáng lập Steve Wozniak và nhóm làm việc Apple cùng tạo ra một chiếc máy tính mà mọi người cảm thấy thoải mái khi sử dụng hàng ngày. Kết quả của việc này là sự ra đời của một chiếc máy tính đã làm thay đổi tất cả – chiếc máy tính mang tên Macintosh. Art Levinson, Chủ tịch Genentech, thay mặt ban điều hành Apple, nói: “Tầm nhìn phi thường của Steve và sự lãnh đạo của ông đã cứu Apple và đưa đường chỉ lối cho hãng tới vị trí công ty công nghệ sáng tạo nhất và giá trị nhất thế giới”.

Nguyên tắc 3: Kết nối mọi thứ để khơi dậy sức sáng tạo của bạn.

Steve Jobs từng nói sự sáng tạo là kết nối mọi thứ. Ý ông là mọi người với đủ các kinh nghiệm sống thường có thể nhìn thấy những điều mà người khác bỏ lỡ. Jobs thường kết nối ý tưởng từ những lĩnh vực khác nhau. Ví dụ, ông học thư pháp ở trường đại học. Thư pháp không có ứng dụng thực tế nào cho cuộc sống của ông. Nhưng ông rất thích thú và đam mê lĩnh vực này. Sau này, kinh nghiệm thư pháp của ông cũng đã tìm được con đường của mình khi đến với Mac, chiếc máy tính đầu tiên với những phông chữ đẹp mắt. Sáng tạo là kết nối những điều thuộc các lĩnh vực khác nhau.

Nguyên tắc 4: Nói “không” với 1000 điều.

Steve Jobs rất tự hào với những gì Apple làm được, song ông cũng tự hào bởi cả những gì Apple đã lựa chọn không làm. Steve Jobs từng nói rằng cải cách đến từ việc nói “không” với 1000 thứ. Tôi tin rằng câu này ám chỉ sự đơn giản. Trong thế giới của Apple, đơn giản có nghĩa là loại bỏ những thứ rườm rà. Bất cứ thứ gì gây loạn cho trải nghiệm của người dùng đều bị loại bỏ. Đó là lý do tại sao mặt trước iPad chỉ có đúng 1 nút bấm, hay tại sao iPhone không có một bàn phím thực nào. Các sản phẩm của Apple phổ biến bởi chúng đơn giản, trang nhã và dễ dùng. Nhưng tất cả những điều đó đều được bắt đầu từ một câu hỏi của Steve Jobs: Chúng ta có thể loại bỏ những gì?

Nguyên tắc 5: Hãy tạo ra những trải nghiệm khác biệt điên rồ.

Không chỉ tạo ra nhiều cải cách sản phẩm, Steve Jobs còn cải tiến nhiều trải nghiệm dịch vụ khách hàng, và tôi cho rằng đó là một phần gia tài của ông chưa được người đời đánh giá đúng mức. Các cửa hàng bán lẻ Apple kiếm được nhiều tiền trên mỗi m2 hơn mọi cửa hàng khác kể cả những thương hiệu xa xỉ, và lúc nào cũng đông khách từ sáng đến tối. Trung bình mỗi cửa hàng tiếp đón 17.000 lượt khách mỗi tuần! Khi Steve Jobs lần đầu thiết lập quan niệm cho các cửa hàng bán lẻ Apple, ông đã nói rằng chúng cần phải khác biệt bởi thay vì chỉ bán hàng, chúng còn phải làm cho cuộc sống của khách hàng thêm phong phú. Tất cả những gì bạn trải nghiệm khi bước vào cửa hàng Apple sẽ làm phong phú thêm cuộc sống của bạn và tạo ra sự kết nối cảm xúc giữa bạn và thương hiệu Apple.

Nguyên tắc 6: Làm chủ thông điệp.

Bạn có thể có ý tưởng tốt nhất thế giới, nhưng nếu bạn không thể truyền đạt ý tưởng đó, bạn sẽ chẳng làm được gì. Steve Jobs là người kể chuyện doanh nghiệp giỏi nhất thế giới. Thay vì chỉ đơn giản thuyết trình như hầu hết mọi người vẫn làm, ông thông báo, ông đào tạo, ông truyền cảm hứng và ông giúp mọi người giải trí, tất cả chỉ trong một bài thuyết trình. Nếu có điều gì bạn có thể làm được ngay hôm nay để trở nên “giống Steve Jobs”, thì đó là tư duy trực quan. Có rất ít chữ xuất hiện trên mỗi trang thuyết trình của Steve Jobs. Đó là triết lý mang tên “tính siêu việt của hình ảnh”. Mọi người thường ghi nhớ thông tin tốt hơn khi chúng được trình bày dưới dạng chữ và tranh ảnh thay vì chỉ có chữ. Tôi nghĩ hiếm có ai lại không tự nhìn lại bài thuyết trình của mình sau khi đã xem Steve Jobs thuyết trình. Hãy truyền đạt ý tưởng của bạn theo cách của Steve Jobs.

Nguyên tắc 7: Hãy bán ước mơ thay vì sản phẩm.

Steve Jobs nắm bắt được sự tưởng tượng của chúng ta bởi ông thực sự hiểu khách hàng của mình. Năm 1997, khi Apple suýt phá sản, Steve Jobs đã nói ông sẽ giảm chủng loại sản phẩm của Apple nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng cốt lõi của họ. Lúc đó, ông nói rằng “một vài người nghĩ rằng bạn thật điên khi mua một chiếc máy tính mac, nhưng trong sự điên rồ đó, chúng ta lại nhìn thấy những thiên tài, những người mà chúng ta làm ra máy tính cho họ.” Khách hàng của bạn không quan tâm đến sản phẩm của bạn. Cái họ quan tâm là chính họ, hi vọng của họ, tham vọng của họ. Steve Jobs đã dạy chúng ta rằng nếu bạn giúp khách hàng của mình đạt được ước mơ, bạn sẽ có được họ.

Có một câu chuyện mà tôi nghĩ có thể tổng kết lại sự nghiệp của Steve Jobs ở Apple. Một nhà điều hành với công việc tái phát minh cửa hàng Disney đã từng gọi cho Jobs để hỏi xin lời khuyên. Lời khuyên của Steve là gì ư? Hãy mơ ước lớn hơn. Tôi nghĩ đó là lời khuyên tốt nhất mà ông gửi tới chúng ta ngày hôm nay, cũng là lời khuyên mà ông sẽ tiếp tục đưa ra cho Apple trong vai trò chủ tịch của hãng. Hãy tìm thiên tài ngay trong sự điên rồ của bạn, hãy tin tưởng chính mình, tin tưởng tầm nhìn của mình, và luôn luôn sắn sàng bảo vệ ý kiến của mình. Bởi đó là những ý kiến rất có thể sẽ thay đổi cả thế giới.

Tác giả bài viết là Carmine Gallo, người đào tạo truyền thông cho nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới. Ông cũng là diễn giả nổi tiếng và là tác giả của một vài cuốn sách bán chạy nhất, trong đó có 2 cuốn viết về Steve Jobs là “Bí quyết thuyết trình của Steve Jobs” và “Bí quyết cải cách của Steve Jobs”.

Thu Thủy

Theo TTVN/Forbes