NHỮNG BÀI HỌC LỚN QUA TRIẾT LÝ CỦA STEVE JOBS

Một đứa trẻ bị bỏ rơi. Một kẻ bỏ học. Một giám đốc từng bị sa thải. Một doanh nhân thất bại. Steve Jobs đã trải qua nhiều năm tháng sóng gió trước khi ngự trên đỉnh cao của thế giới.

Trên hành trình thay đổi thế giới điện toán và di động của mình, cựu CEO Apple nhiều lần gặp thất bại, nhưng với ông, có vấp ngã mới có thành công. “Tôi chính là người duy nhất tôi từng biết đã mất một phần tư tỷ dollar trong một năm. Đó là cách tôi xây dựng tính cách“, Jobs nhận xét về bản thân và được trích đăng trong cuốn Apple Confidential 2.0 (2004).

Steve Jobs nổi tiếng với những câu nói bất hủ.
Steve Jobs nổi tiếng với những câu nói bất hủ. Ảnh: Wired.

Giống như hai thiên tài khác của thế giới, Bill Gates và Mark Zuckerberg, Jobs bỏ học giữa chừng. Chàng trai 17 tuổi khi ấy thiếu định hướng vào đời. “Tôi không có ý niệm muốn làm gì trong tương lai và cũng không hiểu trường học sẽ giúp tôi xác định lối đi thế nào. Ở đó, tôi tiêu hết số tiền mà bố mẹ dành dụm cả đời. Vì thế tôi quyết định nghỉ học với niềm tin rằng rồi mọi chuyện sẽ ổn cả thôi“, Jobs nói trong bài phát biểu tại Đại học Stanford năm 2005.

Bài học ở đây không phải khuyến khích thanh thiếu niên nghỉ học mà là họ cần biết họ muốn gì, đam mê điều gì và theo đuổi niềm đam mê đó như thế nào. Tuy quyết định bỏ học, Jobs vẫn đăng ký tham gia một khóa học viết chữ đẹp, nhờ vậy ông mới có thể kết nối những kinh nghiệm đó vào các sản phẩm sau này. “Một phần khiến Macintosh tuyệt vời là những người làm ra nó từng là nhạc sĩ, nhà thơ, nghệ sĩ, nhà động vật học và cả nhà sử học nhưng giờ lại trở thành những chuyên gia máy tính hàng đầu thế giới“, Jobs lý giải về thành công của Mac. Một nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) cũng chỉ ra rằng sự sáng tạo, mới mẻ không tự nhiên sinh ra mà đòi hỏi khả năng huy động, móc nối một cách vô hình nhiều kinh nghiệm trước đó.

Nếu Bill Gates là một thiên tài kinh doanh đi làm phần mềm thì Steve Jobs là một nghệ sĩ đi làm máy tính. Ông có thiên hướng hippy nổi loạn nhưng luôn kiên định trên con đường thay đổi thế giới. Năm 1983, ông lôi kéo John Sculley, khi đó là giám đốc điều hành hãng Pepsi, về đầu quân cho Apple bằng câu hỏi nổi tiếng: “Anh muốn cả đời đi bán thứ nước ngọt có gas ấy hay muốn có cơ hội để thay đổi thế giới?“. Thế nhưng một năm sau, chính Sculley đã khiến Jobs bị Apple sa thải vì bất đồng quan điểm trước khi hãng này mời ông trở về vào năm 1997.

Think Difference - Hãy Nghĩ Khác
Xem quảng cáo Think Different của Apple

Chỉ một thời gian ngắn sau khi trở lại, tinh thần và triết lý của CEO trứ danh này đã được thể hiện qua đoạn quảng cáo kinh điển Think Different (Nghĩ khác) của Apple. Clip đó nhắc đến những cái tên như Albert Einstein, Bob Dylan, Martin Luther King, Thomas Edison, John Lennon, Pablo Picasso… với lời nhận xét: “Họ điên khùng. Nổi loạn. Chuyên gây rắc rối. Họ giống như nồi tròn vung méo và nhìn mọi thứ khác lẽ thông thường. Họ ghét nguyên tắc và làm đảo lộn hiện trạng. Bạn có thể bất đồng với họ, vinh danh hay căm thù họ. Nhưng bạn không thể không chú ý đến họ. Bởi họ thay đổi thế giới và đưa nhân loại tiến lên phía trước. Trong khi họ bị coi là những kẻ điên, chúng tôi lại thấy ở đó những thiên tài. Bởi họ đủ điên để nghĩ mình có thể thay đổi thế giới“.

Quảng cáo đó đánh dấu sự trở lại của Jobs và mở ra chương mới đầy huy hoàng cho Apple. Jobs thực sự biết cách làm thay đổi mọi thứ. Apple không tạo ra thị trường mới, họ “định hình” lại chúng. iPod và iPhone xuất hiện khi máy nghe nhạc và điện thoại đã thịnh hành trên khắp thế giới. Bill Gates nói về máy tính bảng từ năm 2001 trong khi mãi đến năm 2010, Apple mới giới thiệu iPad. Nhưng họ vẫn thành công hơn bất cứ công ty điện tử tiêu dùng nào trên toàn cầu. Vậy bí quyết của Jobs là gì? Trong cuộc phỏng vấn với BusinessWeek (5/1998), ông chia sẻ: “Một trong những câu thần chú của tôi là: Trọng tâm và Đơn giản. Hãy biến những khái niệm phức tạp thành những thứ dễ hiểu. Tạo ra cái gì đó đơn giản còn khó hơn nhiều so với việc làm nó trở nên phức tạp. Nhưng khi làm được, bạn có thể dời non lấp bể“.

Steve Jobs không chỉ có tầm nhìn về công nghệ mà còn có tầm nhìn trong thiết kế. Điều đó gói gọn trong triết lý xây dựng sản phẩm của ông: “Trong rất nhiều trường hợp, người dùng không biết họ muốn gì cho đến khi bạn chỉ cho họ thấy“.

Với niềm đam mê và khát khao thay đổi, tiền bạc không phải thứ ông hướng đến. Jobs không nhận bất cứ khoản tiền thưởng, phụ cấp hay cổ phiếu nào trong năm 2010 trừ mức lương tượng trưng 1 USD. Ông nắm trong tay 5,5 triệu cổ phiếu Apple nhưng cũng chưa bao giờ bán chúng từ khi trở lại công ty năm 1997. “Trở thành người giàu nhất nhưng như đang sống trong nghĩa địa chẳng có ý nghĩa gì với tôi. Mỗi tối trước khi đi ngủ và thấy rằng mình vừa làm được điều gì đó tuyệt vời mới thực sự quan trọng“, báo Wall Street Journal trích dẫn câu nói của ông vào tháng 5/1993. “Nếu làm được một điều gì đó thú vị, hãy đứng dậy và tiếp tục làm những thứ khác tuyệt vời hơn thế nữa, thay vì ngồi một chỗ tự mãn và gặm nhấm chiến thắng“.

“Nếu đã làm được thứ gì đó tuyệt vời, đừng dừng lại”.

Tiếc rằng, thiên tài thường đoản mệnh. Steve Jobs qua đời ngày 5/10 sau bảy năm chống chọi với căn bệnh ung thư tuyến tụy, bỏ lại nhiều kế hoạch dang dở. Ông hiểu sự khắc nghiệt của thời gian nên đã khuyên các sinh viên tại Đại học Stanford rằng: “Thời gian của bạn không nhiều, đừng lãng phí bằng cách sống cuộc đời của người khác. Đừng nghe lời giáo điều, vì đó là suy nghĩ của người khác. Đừng để những quan điểm ồn ào lấn át tiếng nói bên trong bạn. Hãy biết bạn muốn gì. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu“.

Nhưng bài học quan trọng nhất mà Steve Jobs luôn nhắc nhở chính mình là: “Sống khát khao. Sống dại khờ” (Stay Hungry, Stay Foolish) bởi như thế, con người mới có thể đi đến tận cùng của sự đam mê, sáng tạo và thay đổi.

Châu An

STEVE JOBS: MỘT CUỘC ĐỜI GẮN LIỀN VỚI CÔNG NGHỆ

Apple đã phát biểu: “Tài năng và nguồn nhiệt huyết của Steve là nguồn gốc những sáng kiến làm phong phú và cải thiện cuộc sống của tất cả chúng ta. Thế giới đã trở nên tốt hơn rất nhiều nhờ có Steve”.

Steve Jobs đã phải đối mặt với rất nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau kể từ khi phẫu thuật một dạng ung thư tuyến tụy hiếm có vào tháng 8/2004. Jobs cũng đã phải phẫu thuật cấy ghép gan vào 4/2009. Sau đó, ông quay trở lại làm việc được hơn một năm rưỡi. 1/2011, Apple thông báo Steve sẽ phải tạm nghỉ trong một khoảng thời gian vì vấn đề sức khỏe và sau đó đến tháng 8 vừa rồi, Steve đã công bố từ chức giám đốc điều hành của Apple. Ông nói: “Tôi đã luôn nói rằng nếu có một ngày khi tôi không còn có thể làm nhiệm vụ với vai trò là Giám đốc điều hành của Apple nữa, tôi sẽ là người đầu tiên thông báo cho các bạn. Thật không may, ngày đó đã đến..”

Apple Inc CEO Steve Jobs leaves the stage after unveiling the iPhone 4 during the Apple Worldwide Developers Conference in San Francisco, California, in this June 7, 2010 file photo. Jobs, counted among the greatest American CEOs of his generation, died on October 5, 2011 at the age of 56, after a years-long and highly public battle with cancer and other health issuesSteve Jobs, thầy “phù thủy” của ngành công nghệ cao

Một trong những doanh nhân huyền thoại nhất trong lịch sử nước Mỹ – Steve Jobs – đã hoạt động trong ba lĩnh vực riêng biệt trong thời gian 35 năm ông tham gia vào ngành công nghệ.

Máy tính cá nhân được phát minh với sự ra mắt của Apple II vào năm 1977. Những bản ghi âm âm nhạc kỹ thuật số đã được đưa vào iPod và iTunes vào đầu những năm 2000, và điện thoại di động chưa từng có trước đây sau khi ra mắt iPhone năm 2007. Jobs đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của cả ba sản phẩm làm “rung động” cả thế giới đó.

Steve Jobs: Cuộc đời gắn liền với công nghệ

Phát minh iPad trong năm 2010, máy tính bảng màn hình cảm ứng là một ý tưởng tuyệt vời, hấp dẫn hàng triệu người yêu công nghệ trên toàn thế giới, đồng thời cũng làm nổ ra cuộc cạnh tranh khốc liệt trong thị trường máy tính bảng, dẫn đến sự phát triển lớn của ngành công nghệ.

Jobs được sinh ra ở San Francisco vào năm 1955 và được một đôi vợ chồng trẻ nhận làm con nuôi. Paul và Clara đặt tên cho ông, và đến năm 1960, cả gia đình đã chuyển ra khỏi thành phố đến thung lũng Santa Clara Valley, sau này là thung lũng Silicon Valley. Jobs lớn lên ở Mountain View, Cupertino, nơi đặt trụ sở của Apple sau này.

Ông đã theo học trường ReedCollege tại Oregon nhưng một năm sau lại bỏ học. Sau một thời gian ngắn làm việc tại Atari về các trò chơi video, ông đã dành thời gian đi du lịch sang Ấn Độ, phát triển niềm đam mê Phật giáo.

Trở lại California, Jobs và người bạn của ông Steve Wozniak đã học tập những kỹ năng mà sẽ thay đổi cả cuộc sống của họ. Khi Jobs phát hiện ra rằng Wozniak đã lắp ráp gần hoàn thiện một máy tính nhỏ, ông đã cùng với Steve Wozniak thành lập ra Apple Computer vào năm 1976 theo cách thông thường ở thung lũng Silicon: mở cửa hàng trong nhà để xe của một trong những cha mẹ của người sáng lập.

Wozniak quản lý về mặt kỹ thuật tạo ra Apple I, trong khi Jobs bán hàng và phân phối. Công ty đã bán được một vài trăm Apple I, nhưng đã thành công lớn khi bán Apple II, khiến công ty được nhiều người biết đến hơn.

Công ty này cũng khiến Jobs và Wozniak trở nên giàu có. Khi công ty được công khai hóa, Jobs cũng trở lên nổi tiếng, trở thành một trong những người đi đầu trong ngành công nghệ.

Máy tính Macintosh ra mắt vào năm 1984 đã khẳng định vị thế của Apple trong ngành công nghiệp máy tính. Tuy nhiên chỉ sau đó hơn 1 năm khi Mac xuất hiện 1/1984. Jobs đã rời công ty mà ông sáng lập.

Vào năm 1985, Giám đốc điều hành của Apple lúc bấy giờ, John Sculley, người Jobs đã thuyết phục rời khỏi Pepsi để vào Apple năm 1983 loại bỏ Jobs ra khỏi vị trí dẫn đầu nhóm Macintosh, hội đồng quản trị của Apple cũng đã ủng hộ quyết định đó của Sculley.

Jobs đã rời công ty và sau đó thành lập một công ty có tên là NeXT, có ảnh hưởng rât lớn tới những sản phẩm sau này của Jobs. NeXT không thành công nhưng đem lại cho Jobs nhiều bài học quý giá. Sau đó Apple mua lại NeXT, mà sau này đã trở thành nền tảng cho hệ điều hành OS X của Apple có mặt trên các thiết bị Macs, iPhones, và iPod touch hiện nay.

Jobs trở lại Apple vào năm 1996. Vào thời điểm đó Apple đang ở giai đoạn rất hỗn độn, bị thua lỗ, mất nhiều thị trường, và các nhân viên chủ chốt.

Năm 1997, Jobs trở lại làm người lãnh đạo Apple. Ông ngay lập tức vực lại Apple. iMac được giới thiệu vào năm 1998 có thể được coi là công bố (Stevenote) đầu tiên của Jobs. Kỹ năng trình bày tại các sự kiện như Macworld của Jobs đã trở thành ví dụ huyền thoại và thể hiện quyền lực trong ngành công nghệ cao.

Jobs cũng thiết lập lộ trình cho Apple trở thành một công ty hàng đầu về điện tử tiêu dùng, tạo ra và cải tiến các sản phẩm như iPod, iTunes, và sau đó là iPhone và iPad. Apple là công ty có giá trị giao dịch công khai lớn nhất trên thế giới, vượt qua vốn hóa thị trường của công ty dầu lửa Hoa Kì, ExxonMobile vào tháng 8 vừa rồi. Trong những năm trước khi ông ngã bệnh trong năm 2008, Jobs dường như đã yếu hơn một chút, có lẽ do dạng ung thư tuyến tụy hiếm có vào năm 2004.

Jobs ra đi để lại vợ, bốn đứa con, hai chị em gái, 49.000 nhân viên của Apple và sự thương tiếc của rất nhiều người yêu công nghệ trên toàn thế giới.

theo ICTnews

7 NGUYÊN TẮC LÀM NÊN STEVE JOBS

Hãy sống với đam mê của mình, và giúp người khác vươn tới ước mơ của họ – đó là 2 trong số 7 nguyên tắc định hình nên con người Steve Jobs – CEO huyền thoại trong giới kinh doanh.

Apple, Steve Jobs

Tin Steve Jobs từ chức CEO đã gây chút bất ngờ cho những ai chưa kịp theo dõi tình hình sức khỏe của ông. Nhưng nó cũng đánh dấu sự kết thúc của một trong những sự nghiệp gây cảm hứng nhất trong lịch sử thế giới kinh doanh. Có rất ít người trên thế giới này có thể cách mạng hóa cả một nền công nghiệp. Còn Steve Jobs, ông đã làm điều đó với vài nền công nghiệp: điện toán, viễn thông, âm nhạc và phim ảnh. Do sức ảnh hưởng sâu sắc của Steve Jobs đối với thế giới, tôi nghĩ chúng ta cũng nên tự hỏi mình xem ông đã làm điều đó như thế nào, và chúng ta có thể giải phóng “Steve Jobs” trong mỗi chúng ta bằng cách nào để thúc đẩy sự nghiệp kinh doanh của chúng ta, cũng như cả thế giới.

Qua những nghiên cứu của mình trong vai trò tác giả của 2 cuốn sách viết về Steve Jobs, tôi đã phát hiện ra 7 nguyên tắc dẫn đường cho Steve Jobs và Apple đến với thành công.

Dưới đây là 7 nguyên tắc cải cách của Steve Jobs được đúc kết từ một buổi hội thảo tại châu Âu.

Nguyên tắc 1: Hãy làm những gì bạn thích.

Steve Jobs đã dạy chúng ta rằng bạn không thể mang đến những sản phẩm mới, cách tân và thú vị trừ khi bản thân bạn thấy có cảm hứng và đam mê đối với việc thúc đẩy xã hội tiến lên phía trước. Jobs từng nói “Những người có đam mê có thể thay đổi thế giới tích cực hơn.” Ông nói, cuộc sống quá ngắn ngủi để bạn có thể thực hiện giấc mơ của kẻ khác. Và nếu bạn không tìm thấy niềm đam mê của mình, thì hãy tiếp tục tìm kiếm, chứ đừng tự hài lòng và dừng lại.

Nguyên tắc 2: Hãy nhìn đến lõm cả vũ trụ.

Steve Jobs tin vào uy lực của tầm nhìn. Và ông đương nhiên có một tầm nhìn lớn. Vào giữa những năm 1970 khi máy tính vẫn chỉ phát triển giới hạn trong một nhóm người chung sở thích, Steve Jobs đã tin rằng ông có thể mang máy tính đến cho mọi người sử dụng hàng ngày. Và thế là ông đã thách thức người đồng sáng lập Steve Wozniak và nhóm làm việc Apple cùng tạo ra một chiếc máy tính mà mọi người cảm thấy thoải mái khi sử dụng hàng ngày. Kết quả của việc này là sự ra đời của một chiếc máy tính đã làm thay đổi tất cả – chiếc máy tính mang tên Macintosh. Art Levinson, Chủ tịch Genentech, thay mặt ban điều hành Apple, nói: “Tầm nhìn phi thường của Steve và sự lãnh đạo của ông đã cứu Apple và đưa đường chỉ lối cho hãng tới vị trí công ty công nghệ sáng tạo nhất và giá trị nhất thế giới”.

Nguyên tắc 3: Kết nối mọi thứ để khơi dậy sức sáng tạo của bạn.

Steve Jobs từng nói sự sáng tạo là kết nối mọi thứ. Ý ông là mọi người với đủ các kinh nghiệm sống thường có thể nhìn thấy những điều mà người khác bỏ lỡ. Jobs thường kết nối ý tưởng từ những lĩnh vực khác nhau. Ví dụ, ông học thư pháp ở trường đại học. Thư pháp không có ứng dụng thực tế nào cho cuộc sống của ông. Nhưng ông rất thích thú và đam mê lĩnh vực này. Sau này, kinh nghiệm thư pháp của ông cũng đã tìm được con đường của mình khi đến với Mac, chiếc máy tính đầu tiên với những phông chữ đẹp mắt. Sáng tạo là kết nối những điều thuộc các lĩnh vực khác nhau.

Nguyên tắc 4: Nói “không” với 1000 điều.

Steve Jobs rất tự hào với những gì Apple làm được, song ông cũng tự hào bởi cả những gì Apple đã lựa chọn không làm. Steve Jobs từng nói rằng cải cách đến từ việc nói “không” với 1000 thứ. Tôi tin rằng câu này ám chỉ sự đơn giản. Trong thế giới của Apple, đơn giản có nghĩa là loại bỏ những thứ rườm rà. Bất cứ thứ gì gây loạn cho trải nghiệm của người dùng đều bị loại bỏ. Đó là lý do tại sao mặt trước iPad chỉ có đúng 1 nút bấm, hay tại sao iPhone không có một bàn phím thực nào. Các sản phẩm của Apple phổ biến bởi chúng đơn giản, trang nhã và dễ dùng. Nhưng tất cả những điều đó đều được bắt đầu từ một câu hỏi của Steve Jobs: Chúng ta có thể loại bỏ những gì?

Nguyên tắc 5: Hãy tạo ra những trải nghiệm khác biệt điên rồ.

Không chỉ tạo ra nhiều cải cách sản phẩm, Steve Jobs còn cải tiến nhiều trải nghiệm dịch vụ khách hàng, và tôi cho rằng đó là một phần gia tài của ông chưa được người đời đánh giá đúng mức. Các cửa hàng bán lẻ Apple kiếm được nhiều tiền trên mỗi m2 hơn mọi cửa hàng khác kể cả những thương hiệu xa xỉ, và lúc nào cũng đông khách từ sáng đến tối. Trung bình mỗi cửa hàng tiếp đón 17.000 lượt khách mỗi tuần! Khi Steve Jobs lần đầu thiết lập quan niệm cho các cửa hàng bán lẻ Apple, ông đã nói rằng chúng cần phải khác biệt bởi thay vì chỉ bán hàng, chúng còn phải làm cho cuộc sống của khách hàng thêm phong phú. Tất cả những gì bạn trải nghiệm khi bước vào cửa hàng Apple sẽ làm phong phú thêm cuộc sống của bạn và tạo ra sự kết nối cảm xúc giữa bạn và thương hiệu Apple.

Nguyên tắc 6: Làm chủ thông điệp.

Bạn có thể có ý tưởng tốt nhất thế giới, nhưng nếu bạn không thể truyền đạt ý tưởng đó, bạn sẽ chẳng làm được gì. Steve Jobs là người kể chuyện doanh nghiệp giỏi nhất thế giới. Thay vì chỉ đơn giản thuyết trình như hầu hết mọi người vẫn làm, ông thông báo, ông đào tạo, ông truyền cảm hứng và ông giúp mọi người giải trí, tất cả chỉ trong một bài thuyết trình. Nếu có điều gì bạn có thể làm được ngay hôm nay để trở nên “giống Steve Jobs”, thì đó là tư duy trực quan. Có rất ít chữ xuất hiện trên mỗi trang thuyết trình của Steve Jobs. Đó là triết lý mang tên “tính siêu việt của hình ảnh”. Mọi người thường ghi nhớ thông tin tốt hơn khi chúng được trình bày dưới dạng chữ và tranh ảnh thay vì chỉ có chữ. Tôi nghĩ hiếm có ai lại không tự nhìn lại bài thuyết trình của mình sau khi đã xem Steve Jobs thuyết trình. Hãy truyền đạt ý tưởng của bạn theo cách của Steve Jobs.

Nguyên tắc 7: Hãy bán ước mơ thay vì sản phẩm.

Steve Jobs nắm bắt được sự tưởng tượng của chúng ta bởi ông thực sự hiểu khách hàng của mình. Năm 1997, khi Apple suýt phá sản, Steve Jobs đã nói ông sẽ giảm chủng loại sản phẩm của Apple nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng cốt lõi của họ. Lúc đó, ông nói rằng “một vài người nghĩ rằng bạn thật điên khi mua một chiếc máy tính mac, nhưng trong sự điên rồ đó, chúng ta lại nhìn thấy những thiên tài, những người mà chúng ta làm ra máy tính cho họ.” Khách hàng của bạn không quan tâm đến sản phẩm của bạn. Cái họ quan tâm là chính họ, hi vọng của họ, tham vọng của họ. Steve Jobs đã dạy chúng ta rằng nếu bạn giúp khách hàng của mình đạt được ước mơ, bạn sẽ có được họ.

Có một câu chuyện mà tôi nghĩ có thể tổng kết lại sự nghiệp của Steve Jobs ở Apple. Một nhà điều hành với công việc tái phát minh cửa hàng Disney đã từng gọi cho Jobs để hỏi xin lời khuyên. Lời khuyên của Steve là gì ư? Hãy mơ ước lớn hơn. Tôi nghĩ đó là lời khuyên tốt nhất mà ông gửi tới chúng ta ngày hôm nay, cũng là lời khuyên mà ông sẽ tiếp tục đưa ra cho Apple trong vai trò chủ tịch của hãng. Hãy tìm thiên tài ngay trong sự điên rồ của bạn, hãy tin tưởng chính mình, tin tưởng tầm nhìn của mình, và luôn luôn sắn sàng bảo vệ ý kiến của mình. Bởi đó là những ý kiến rất có thể sẽ thay đổi cả thế giới.

Tác giả bài viết là Carmine Gallo, người đào tạo truyền thông cho nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới. Ông cũng là diễn giả nổi tiếng và là tác giả của một vài cuốn sách bán chạy nhất, trong đó có 2 cuốn viết về Steve Jobs là “Bí quyết thuyết trình của Steve Jobs” và “Bí quyết cải cách của Steve Jobs”.

Thu Thủy

Theo TTVN/Forbes

20 LỜI KHUYÊN TRƯỚC KHI KHỞI NGHIỆP KINH DOANH

Tự gây dựng một sự nghiệp kinh doanh không phải là một việc dễ dàng. Mặc dù bạn có toàn quyền trong tay nhưng bạn cũng sẽ vấp phải rất nhiều những khó khăn thử thách đòi hỏi nhiều kỹ năng, sự nhạy bén và tính chuyên nghiệp.

Khoi Nghiep kinh doanh

Dưới đây là những lời khuyên từ những CEO lâu năm dành cho những ai muốn khởi nghiệp kinh doanh.

1. Viết ra định hướng của công ty trong 3 năm tới
Thật khó để ghi nhớ tất cả những mục tiêu bạn muốn đạt được trong đầu. Do đó, bạn nên ghi chúng lại. Khi đưa ra mỗi quyết định, hãy tự hỏi: quyết định này có giúp bạn đến gần hơn với mục tiêu của mình không.

2. Học cách lắng nghe khách hàng

Khi khởi nghiệp kinh doanh, những doanh nhân trẻ thường chỉ đưa ra những dịch vụ tư vấn truyền thông. Nhưng yêu cầu của khách hàng còn hơn thế nữa. Thị trường sẽ cho bạn biết điều gì là cần thiết. Hãy lắng nghe khách hàng và bạn sẽ biết cách phục vụ hoàn mỹ nhất.

3. Không ngừng đổi mới

Mỗi phút trôi qua trên thế giới là mỗi phút phát triển của công nghệ. Do đó, dù cho lĩnh vực kinh doanh của bạn là gì, bạn luôn phải cập nhật cái mới.

4. Luôn nghĩ về giá trị thay vì giá cả

Hãy luôn đánh giá mọi thứ dựa trên cơ sở giá trị chứ không phải trên thang giá.

5. Chỉ thuê những nhân viên có nhiệt huyết

Điều này càng chính xác trong kinh doanh vừa và nhỏ. Còn đối với những tập đoàn lớn, luôn có chỗ trống cho nhiều kiểu người cùng nhiều tính cách đa dạng. Trong lĩnh vực kinh doanh nhỏ, niềm đam mê là điều kiện tiên quyết tại mỗi vị trí trong công việc. Hãy thuê những con người đầy nhiệt huyết.

6. Sa thải nhân viên một cách chuyên nghiệp

Sa thải nhân viên là quyết định không dễ dàng đưa ra của một CEO nhưng để kinh doanh tốt hơn, đôi khi chúng ta phải làm vậy. Dù bạn sa thải hay bị sa thải, đừng làm cho mọi việc trở nên quá trầm trọng.

7. Học cách tha thứ

Trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống, mọi thứ đều có thể xảy ra. Bạn phải học cách chấp nhận và tha thứ.

8. Tiền mặt là tối quan trọng trong kinh doanh

Trong bối cảnh kinh tế đầy biến động như hiện nay, điều này lại càng đúng. Hãy thỏa thuận với khách hàng về việc thanh toán trước.

9. Thay vì quá đề cao sự cân bằng, hãy hướng tới sự vui vẻ

Hãy luôn hướng tới niềm vui trong công việc. Sự cần bằng trong thế giới ngày nay đã rất khác so với 20 năm trước.

10. Đừng đánh giá thấp sực mạnh của PR

Ngày nay, truyền thông có tầm hưởng rất lớn và ngày nay sức mạnh này phần lớn nằm trong tay báo giới.

11. Hãy là một người lãnh đạo thông minh

Mọi người luôn sẵn sàng nghe theo người lãnh đạo luôn tôn trọng họ. Hãy học cách đánh giá và luôn có thưởng khi họ làm tốt.

12. Tập trung là kỹ năng quan trọng cần có được

Hãy tập trung vào những vấn đề thực sự quan trọng trong việc kinh doanh của bạn. Và thực hiện chúng một cách nhất quán.

13. Đa nhiệm không có nghĩa là năng suất cao hơn

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đa nhiệm làm giảm năng lực của bộ não. Do đó, không nên ôm đồm quá nhiều việc, hãy biết chia ra và chỉ đạo việc thực hiện những nhiệm vụ này.

14. Tuổi tác không chỉ là con số

Trong kinh doanh, tuổi tác có vai trò quan trọng. Việc quản lý một nhân viên thế hệ Y sẽ rất khác so với quản lý một nhân viên thuộc thế hệ 4-6x.

15. Hình thức có vai trò quan trọng

Một người có vẻ ngoài nhã nhặn và phù hợp với hoàn cảnh luôn có lợi thế. Dù thích hay không, hãy học chú ý tới hình thức của bạn.

16. Hãy học cách nhìn nhận sự việc một cách khách quan

17. Đừng áp đặt suy nghĩ của bạn vào người khác

Trong tình huống này bạn sẽ làm thế này hay thế kia, nhưng điều này không có nghĩa là người khác cũng vậy.

18. Thú nuôi giúp nơi làm việc dễ chịu hơn

Những chú cún hay mèo con đáng yêu luôn giúp cho nơi làm việc trở nên gần gũi và thân thiện hơn.

19. Sự ủng hộ có vai trò rất quan trọng

Dù có cố gắng đến cỡ nào, nhưng bạn không thể đảm đương công việc một mình. Hãy xây dựng mạng lưới những người ủng họ cả về cá nhân lẫn trong công việc.

20. Một CEO cũng là một CVO (Chief Value Officer)

Hãy luôn tự hỏi bản thân làm thế nào để tạo dựng giá trị cho khách hàng, và cho nội bộ công ty. Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ giúp bạn điều hành công ty tốt hơn.

Điều gì cản trở phụ nữ làm kinh doanh?

Hơn 250.000 phụ nữ ở Mỹ chèo lái doanh nghiệp có doanh thu hàng năm lên đến 1 triệu USD và nhiều doanh nghiệp trong số này có trị giá nhiều triệu đôla.

businees woman

Hơn 250.000 phụ nữ ở Mỹ chèo lái doanh nghiệp có doanh thu hàng năm lên đến 1 triệu USD và nhiều doanh nghiệp trong số này có trị giá nhiều triệu đôla. Điều này cho thấy nhiều phụ nữ có tầm nhìn, năng lực và sự bền bỉ để tạo nên những doanh nghiệp đầy tham vọng.

Tuy nhiên, theo khảo sát, doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo vẫn nhỏ hơn doanh nghiệp của nam giới. Doanh thu trung bình của doanh nghiệp mà nữ giới đứng đầu chỉ chiếm 27% doanh thu của doanh nghiệp do nam giới làm chủ.

Vậy điều gì cản trở phụ nữ làm doanh nghiệp? Bà Sharon Hadary, nguyên giám đốc điều hành kiêm người sáng lập nên Trung tâm nghiên cứu việc kinh doanh của nữ giới Mỹ và hiện đang là phó giáo sư tại trường Đại học Maryland chuyên tư vấn về các vấn đề của phụ nữ, đã dành nhiều thập kỷ tiến hành nghiên cứu các dữ liệu và gặp gỡ những người liên quan bao gồm các doanh nhân, nhà nghiên cứu, nhà giáo dục, chủ ngân hàng và nhiều đối tượng khác. Kết quả cho thấy, phụ nữ thường tự giới hạn tầm nhìn, công việc kinh doanh và những cơ hội giá trị dành cho mình.

Vấn đề nằm ở đâu?

Vấn đề bắt nguồn từ những mục tiêu: Nghiên cứu cho thấy, những khác biệt giữa nữ doanh nhân và nam doanh nhân bắt nguồn từ chính lý do khởi nghiệp. Đàn ông có xu hướng khởi sự kinh doanh để trở thành “ông chủ” và mục tiêu của họ là phát triển doanh nghiệp lớn nhất có thể. Phụ nữ bắt đầu kinh doanh để thử thách bản thân và tìm cách dung hòa giữa công việc và gia đình. Họ giới hạn quy mô doanh nghiệp để có thể tự giám sát mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Phụ nữ thường có xu hướng bỏ qua việc lập kế hoạch cho sự tăng trưởng trong tương lai. Họ thường chỉ tập trung vào kế hoạch khởi sự kinh doanh, tư vấn tiếp thị và lập kế hoạch ngân sách cá nhân để đảm bảo có đủ tiền cho công việc kinh doanh đi vào hoạt động.

Họ không thiết lập những công cụ cần thiết để theo dõi và phân tích thông tin tài chính và hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư vào công nghệ nhằm tạo điều kiện tăng trưởng cho tương lai. Vì vậy, sau một vài năm, nếu muốn mở rộng kinh doanh và cần vốn để làm ăn, nữ doanh nhân có thể không có đủ hồ sơ quản lý tài chính để lên kế hoạch vay ngân hàng. Cuối cùng, một là công việc kinh doanh sẽ tăng trưởng chậm, hai là ngậm ngùi hạ thấp những mục tiêu của mình xuống.

Tiếp cận vốn: Phụ nữ thường làm chủ doanh nghiệp với ít nguồn lực hơn nam giới. Kết quả là họ thường lựa chọn các ngành công nghiệp như dịch vụ bán lẻ hoặc dịch vụ cá nhân, nơi có chi phí thấp nhưng có tiềm năng tăng trưởng.

Phụ nữ có xu hướng xem nợ nần như là một điều xấu cần tránh xa. Để mở rộng nguồn vốn kinh doanh, họ thường chủ yếu lấy từ nguồn thu của doanh nghiệp. Cách này giới hạn tiềm năng tăng trưởng. Nghiên cứu cũng cho thấy, một trong những thế mạnh của nữ giới là xây dựng mối quan hệ, nhưng phụ nữ lại ít khi tập trung gây dựng quan hệ với các chủ ngân hàng. Thiếu đi mối quan hệ này cũng như các kiến thức về các sản phẩm, dịch vụ tài chính lý giải tại sao phụ nữ không thể tiếp cận được các sản phẩm và dịch vụ tài chính tốt hơn.

Sát cho thấy, nhiều chủ doanh nghiệp là nữ giới, nhất là những phụ nữ da màu tin rằng họ sẽ không nhận được tín dụng ngay cả khi họ nộp hồ sơ xin vay vốn. Vì vậy, họ thậm chí không bận tâm để thử. Và nếu như họ nộp đơn xin vay vốn, họ thường thận trọng và yêu cầu mức ít nhất có thể. Điều này cho thấy, phụ nữ không chú tâm đến chuyện tăng trưởng.

Cận thị trường: Tiềm lực lớn nhất cho tăng trưởng nằm trong lĩnh vực kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa doanh nghiệp với chính phủ. Tuy nhiên, trong nhận thức của nhiều nữ doanh nhân lại tồn tại một suy nghĩ rằng doanh nghiệp do nữ giới làm chủ không có đủ năng lực thực hiện những hợp đồng này và chính điều đó đã hạn chế khả năng họ giành được chiến thắng trong các hợp đồng. Hơn nữa, phụ nữ cũng thường thực hiện các giao dịch mua bán với các nhà cung cấp quen thuộc hơn.

Cận các mạng lưới: Mạng lưới khách hàng là nguồn cung cấp kiến thức về ngành nghề kinh doanh quan trọng, nhờ đó doanh nhân có thể tìm kiếm hợp đồng, tiếp cận với những người ra quyết định về tài chính, thực hiện mua bán và kết giao với cộng đồng. Hầu hết phụ nữ không có những kết nối quan trọng với các hiệp hội, phòng thương mại, các nhóm đầu tư mạo hiểm và các mạng lưới then chốt khác. Khi phụ nữ kết nối với các mạng lưới khác nhau, họ cũng thường không coi trọng và thường xuyên bỏ qua những cuộc đàm phán hoặc giao dịch.

Phụ nữ cần làm gì?

Đổi tư duy: Hầu hết các chủ doanh nghiệp nữ thành công “nghĩ lớn” ngay từ đầu. Do vậy, phụ nữ cần chú ý việc đặt nền tảng cho sự phát triển kinh doanh ngay từ ngày đầu tiên khởi nghiệp, bất kể kế hoạch tăng trưởng hiện tại như thế nào.

Chủ doanh nghiệp nữ thành công nhất là những người chủ động tìm hiểu về tài chính và ưu tiên xây dựng mối quan hệ với các chủ ngân hàng để huy động vốn những lúc nguy cấp. Do vậy, phụ nữ cần phải được đào tạo vấn đề tài chính doanh nghiệp bao gồm những nội dung như: làm thế nào, khi nào và tại sao sử dụng tín dụng.

Phụ nữ cũng cần loại bỏ nhận thức rằng họ sẽ không có khả năng xin cấp vốn. Cần kiên trì và sẵn sàng thử nhiều con đường bao gồm cả việc thay đổi các thể chế tài chính.

 Phụ nữ học từ phụ nữ: nhìn chung phụ nữ lãnh đạo doanh nghiệp với những quan điểm khác nam giới. Kết quả là họ dễ dàng liên hệ việc kinh doanh của mình với kinh nghiệm kinh doanh của các nữ doanh nhân khác. Do vậy, cần chuyển những kinh nghiệm của phụ nữ có doanh nghiệp đang ăn nên làm ra thành các chương trình học tập thực tế dành cho phụ nữ có tham vọng lãnh đạo doanh nghiệp phát triển. Các nhóm kiến thức cần tập trung vào bản chất vấn đề để tìm ra những bài học thực tiễn quý giá và tránh những sai lầm đáng tiếc, học những điều cần làm và những điều không nên làm.

 Mạng lưới, mạng lưới và mạng lưới: Các nữ doanh nhân cần mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình ra cộng đồng và các hệ thống doanh nghiệp của phụ nữ. Các nữ doanh nhân thành đạt luôn tham gia vào nhiều mạng lưới, đa dạng hóa hệ thống để học hỏi kinh nghiệm từ các đối tác, gặp gỡ khách hàng và phát triển các mối quan hệ. Những điều này sẽ giúp phụ nữ đạt được sự tín nhiệm. Phụ nữ cũng nên tiếp cận với những người phụ nữ khác và đưa họ vào mạng lưới của mình.

Cần có thêm nhiều phụ nữ làm lãnh đạo: Các tập đoàn, thể chế tài chính và chính phủ cần bổ nhiệm nữ giới ở các cấp lãnh đạo khác nhau. Các sếp nữ sẽ có nhiều khả năng nhận được tín dụng, sự công bằng và các hợp đồng khi nắm giữ vai trò ra quyết định. Chính sách công có thể phản ánh nhu cầu của các nữ doanh nhân khi nhân viên cấp cao và các quan chức được bầu là phụ nữ.

Khả năng đo lường: Trong kinh doanh, nếu bạn không thể đo lường khối lượng công việc cũng như khả năng thực hiện, xem ra mọi chuyện sẽ trở nên phi thực tế.

Các  chủ doanh nghiệp nữ cần biết khai thác khả năng mà mình có. Những phụ nữ thành công nhất đều xây dựng được các quy trình đo lường chất lượng đạt tiêu chuẩn và được công nhận.

Nghĩ lớn hơn: Mặc dù khoảng cách giữa các nữ doanh nhân và các đồng nghiệp nam của họ đang dần được thu hẹp, song sẽ phải mất nhiều thập kỷ để xóa đi ranh giới này.

Chúng ta cần chỉ cho phụ nữ cách thức nắm lấy sự thay đổi; trở thành người đi đầu; đổi mới ngoài mong đợi; tăng cường hội nhập toàn cầu và thực hiện các nghĩa vụ xã hội; mở rộng doanh nghiệp và xây dựng đội ngũ nhân tài không chỉ cho ngày hôm nay mà trong 5 năm tiếp theo.

Những cách làm này sẽ giúp phụ nữ có bước tăng trưởng nhảy vọt. Điều này cũng đảm bảo để phụ nữ có đủ tiềm năng làm chủ doanh nghiệp và nền kinh tế có đầy đủ lợi ích từ các nhà lãnh đạo nữ giỏi giang, dám nghĩ dám làm.

Theo Học Làm Giàu

Thành đạt ở Palestine nhờ cà phê wi-fi

Cafe wifiHuda El-Jack nhìn thấy một cơ hội kinh doanh khi không thể tìm thấy một tách cà phê ngon tại Ramallah – ZAMN. Và chuỗi của hàng cà phê độc quyền rất nổi tiếng tại đây ra đời.

Chuỗi của hàng cà phê độc quyền rất nổi tiếng tại Ramallah – ZAMN được bắt đầu bởi Huda El-Jack. Cô chuyển đến đây theo chồng năm 2003 và nhìn thấy một cơ hội kinh doanh khi không thể tìm thấy một tách cà phê ngon tại nơi này.

Hiện cô đang tìm kiếm cơ hội mở rộng chuỗi kinh doanh tại đất nước Palestine còn nhiều biến động.

Sáu tháng đầu sau khi Huda El-Jack bán ngôi nhà tại California và chuyển đến khu bờ Tây vào năm 2003, cô đã trăn trở rất nhiều. Cô cười trong khi phỏng vấn qua điện thoại: “Tôi tự hỏi mình đã làm cái quái gì vậy. Đôi khi tôi vẫn thường tự hỏi. Tôi có rất nhiều băn khoăn cho dù đó là một quyết định đúng”.

El-Jack, có bằng tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế và có nền tảng về quản lý thông tin là một người mẹ hai con sống tại lãnh thổ Palestine. Tại Ramallah, thành phố quê hương chồng cô, cô đồng sáng lập chuỗi cửa hàng kinh doanh cà phê nhượng quyền đầu tiên và duy nhất – ZAMN vào năm 2008. Hiện cô có hai cửa hàng. El-Jack và hai đối tác của cô đang đàm phán một vị trí tiềm năng thứ ba tại Bờ Tây.

Hai cửa hàng cà phê hiện nay được quản lý bởi một cựu quản lý khách sạn. Điều này giúp El-Jack tự do thực hiện công việc là nhà quản lý đầu tư của mình tại Siraj FUN I, một quỹ cung cấp vốn tư nhân. Cô là giám đốc nữ  duy nhất của công ty Wassel Palestine Logistics & Distribution, đặt tại Ramallah.

Vào giữa tháng 7, Hội đồng quản trị bỏ phiếu ủng hộ El-Jack làm giám đốc tạm thời của công ty gồm 1.000 nhân viên này, đưa cô trở thành nữ CEO đầu tiên của một doanh nghiệp giao dịch công khai của Palestine.

CEO sàn giao dịch chứng khoán Palestine Ahmed Aweida, một trong hai người đồng sở hữu ZAMN khác, nhận xét: “Cô ấy thực sự  đã phá trần”.

Nhìn chung, ít hơn 20% phụ nữ Palestine hoạt động trong lực lượng lao động. Tỷ lệ này cao hơn nhiều trong các thành phố như Ramallah. Chuỗi cửa hàng cà phê nhượng quyền hiện thuê 6 phụ nữ trên tổng số 30 nhân viên. Con số này khá biến động bởi vì phần lớn nhân viên là các sinh viên đại học.

Chủ yếu là khách hàng nữ

El-Jack ước tính rằng hai phần ba số khách hàng quen của cửa hàng là nữ giới, từ độ tuổi trung học đến trung niên.

Thương hiệu cà phê của ZAMN, wi-fi miễn phí tốc độ cao và thực đơn phong phú đã thu hút những người phụ nữ Ramallah. Họ coi đây là một lựa chọn thú vị hơn so với những quán cà phê xung quanh đầy đàn ông mà thỉnh thoảng họ lui tới. Sự thú vị và thực đơn chịu ảnh hưởng của phương Tây, ví dụ như món bánh quế, đã thu hút được các cô gái và phụ nữ tại Ramallah đến đây gặp mặt hàng ngày, ăn nhẹ sau giờ học và giữa giờ học.

El-Jack cho rằng: “Chúng tôi đã đạt được một sự thay đổi. Trước đây đi cà phê là một sự thiết đãi. Hiện giờ nó đã trở thành một thói quen“.

Giống như thương hiệu cà phê nhượng quyền phổ biến của Israel Aroma và Arcaffe, ZAMN đã chứng minh được rằng mọi người sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho một tách cà phê mang lại sự vui vẻ khi đã tạo được sự hấp dẫn“.

Theo El-Jack: “Không ai nghĩ rằng thị trường có thể coi cà phê là một loại sản phẩm cao cấp nhưng chúng tôi cảm thấy tất cả chỉ là vấn đề về trải nghiệm vì vậy chúng tôi đầu tư rất nhiều vào cơ sở hạ tầng và không khí” của quán tại hai địa điểm cách nhau chưa đến 3 dặm.

Sinh ra tại Sudan trong một gia đình ngoại giao, El-Jack học tại trường California, nơi cô gặp và kết hôn với Bashar Amer. Mùa hè năm 2000, gia đình cô đến thăm cha của Amer bị ốm tại Ramallah, trung tâm hành chính của chính quyền Palestine và là ngôi nhà của khoảng 27.000 người theo đạo Hồi và Ki tô Ả Rập.

“Mọi điều đều rất tuyệt. Chồng tôi nói. “Chuyển đến đây một vài năm thì sao nhỉ?’ và chúng tôi đầu tư vào đây”. Hai tháng trước, mọi điều trở nên khó khăn. Đó là khi cuộc nổi dậy của người Ả Rập bắt đầu bùng lên các cuộc tấn công và trả thù trong khu vực”.

El-Jack đưa con quay trở lại California cho đến mùa hè năm 2003, khi bạo lực lắng xuống đủ để cô cảm thấy có thể đoàn tụ lại với chồng.

Nền kinh tế “thảm họa”

El-Jack nhớ lại nền kinh tế của Ramallah là “một thảm họa” với tình trạng thất nghiệp tràn lan. Tuy nhiên, cô ghi tên vào chương trình MBA dành cho các giám đốc điều hành Kellogg-Recanati tại trường đại học Tel Aviv và thành lập ZAMN với Aweida và Walid Huseini, tư vấn viên một tổ chức phi chính phủ quốc tế.

Cô nhìn nhận: “Các đối tác của tôi và tôi thực sự muốn có một nơi tại Ramallah có thể cung cấp một tách cà phê ngon nhưng những nơi gần nhất là ở Jerrusalem hoặc Tel Aviv”.

Cà phê ZAMN được làm phù hợp với khẩu vị của người Palestine bởi một nhà pha chế người Israel, khoảng 99% cà phê Arabica với đậu Nam Mỹ và châu Phi làm sủi bọt. Món chủ lực trong thực đơn được mua từ một nhà sản xuất nhỏ của Palestine.

El-Jack mô tả nền kinh tế địa phương “nổi lên nhưng vẫn còn mãi xa phía sau Israel.” Các hoạt động kinh tế tổng thể trên lãnh thổ Palestine là 3.000 USD/ người, bằng một phần mười Israel. Sự phụ thuộc của chính quyền Palestine vào sự tài trợ của nước ngoài có ảnh hưởng tiêu cực tới niềm tin vào thị trường.

Tuy nhiên, ZAMN có doanh thu tăng từ 15-25%/tháng kể từ năm 2010 đến 2011, sau khi nhanh chóng trả nợ trong những năm đầu tiên. Báo cáo giữa năm sắp tới của công ty cho thấy lợi nhuận biên đã tăng thông qua việc tiến hành các hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

El-Jack kể rằng: “Tại Ramallah, không có vấn đề gì khi là một nữ doanh nhân mặc dù một số người vẫn ngạc nhiên khi thấy tôi là một đối tác quản lý doanh nghiệp”.

Maysoon Odeh, chủ sở hữu NISAA-FM, đài phát thanh thương mại duy nhất tại Ramallah dành cho phụ nữ, đánh giá, sự nhạy cảm của phụ nữ rất tốt trong lĩnh vực này”.

Odeh thì khẳng định: “Tư tưởng làm cơ sở cho ZAMN rất mới và sự thật rằng nó được lãnh đạo bởi một người phụ nữ khiến nó thú vị hơn. Tôi tin rằng sự thật là cô ấy thành công sẽ truyền cảm hứng cho những người khác tiếp bước cô”.

El-Jack thường xuyên gặp gỡ khách hàng và các nhóm đầu tư từ Isreal và các nước khác tại ZAMN nhằm gia tăng quảng cáo. El-Jack tự tin: “Tôi muốn nói rằng có thể có một giải pháp, rằng lĩnh vực tư nhân có thể làm dịu mọi việc bằng cách bơm tiền vào nền kinh tế”.

Theo Nguyễn Tuyến

VEF /Womenenews

Bắt đầu từ một lời khuyên

câu cáCộng doanh số bán hàng trong ngày, thấy nhân viên mới đến bán được những 100 ngàn đôla, chủ cửa hàng gọi anh này lên hỏi:

– Chỉ với một vị khách, làm thế nào mà cậu bán được ngần ấy tiền hàng?

– Đầu tiên, ông ta mua một lưỡi câu nhỏ. Sau đó tôi khuyên ông ta mua thêm một cái loại vừa và một cái lớn. Mua xong lưỡi câu, tôi bảo ông ta nên mua thêm dây câu: loại nhỏ, loại nhỡ và loại to. Tiếp đến là cần câu, lều câu, xuồng câu hai động cơ… Cuối cùng, thay vì chúng ta phải chở hàng đến tận nhà cho khách, tôi khuyên ông ta nên mua luôn một chiếc microbus chuyên dùng để chở xuồng và đi picnic.

– Như vậy là cậu đã thuyết phục và bán cho ông ta tất cả mọi thứ bắt đầu từ ý định chỉ mua một cái lưỡi câu. Giỏi lắm!

– Cậu nhân viên giải thích: Không hẳn thế đâu ạ! Ông ta đến mục đích chính là mua một hộp băng vệ sinh cho vợ. Nhưng tôi khuyên ông ta rằng: Nếu vợ ông ở tình trạng như vậy, thì ông không nên ở nhà mà tốt nhất là đi câu vài ngày.

THIỀN ĐỊNH

Kinh doanh là một quảng đường dài và khi bạn muốn đạt được nó ngoài các yếu tố về  năng khiếu kinh doanh, tính kiên nhẫn, khả năng quyết đoán …. và yếu tố quan trọng không kém vẫn là sức khỏe. Qua một lần đi dự hội thảo. Tôi được một người anh, một người thầy khá thành đạt đã giới thiệu về môn thiền định. Lợi ích mà nó mang lại thật sự quá lớn và đến nay khoa học đã dần dần chứng minh những lợi ích từ môn này. Tôi cũng đang bắt đầu tìm hiểu và tập luyện. Điều đầu tiên tôi cảm nhận được từ nó là một sự thoải mái về tinh thần. Nó giúp tôi giảm bớt căng thẳng và có một nguồn năng lượng cho giúp tôi tỉnh táo và phấn chấn hơn trong công việc. NẾu bạn quan tâm đến sức khỏe và muốn tìm hiểu về môn này thì cùng tôi nghiên cứu nhé. Chúng ta bắt đầu nào

Đây là các video về hướng dẫn thiền cũng như ý nghĩa của nó. Các bạn cùng nhau tham khảo nhé.

PART 1

PART 2

PART 3

PART 4

PART 5

Có một loại thiền định gọi là tĩnh tọa. Từ thời cổ, Nho gia, Đạo gia, và các nhà sư Phật giáo đều rất chú trọng đến thời gian ngồi tĩnh lặng. Họ không suy nghĩ và thanh lọc tâm ý bằng thiền định. Y học hiện đại công nhận rằng thiền định có thể nâng cao sự chú ý và giúp giảm bớt áp lực rất hữu hiệu, và thậm chí có thể chữa trị các bệnh nan y. Càng ngày càng nhiều người Tây phương tập thiền và đã hưởng được nhiều ích lợi từ thiền định.

HKG2005020861602
Tĩnh tọa giúp tăng cường khả năng suy nghĩ (Getty Images)

Năm 1979, bác sĩ Jon Kabat-Zinn, giám đốc Trung tâm Giảm Áp lực và Trung tâm Tĩnh lặng tại Trung tâm Y học của Đại học Massachusetts, có nói chuyện về tĩnh tọa. Ông đã nói về những bài học mà ông học đựơc trong 10 năm kinh nghiệm tại bệnh viện với hơn 4.000 người đã theo học một khoá học 8 tuần theo Chương trình Giảm Áp lực và Thư thả tại Trung tâm Y học của Đại học Massachusetts. Bác sĩ Kabat-Zinn định nghĩa sức mạnh của tĩnh tọa là “một phương pháp có hệ thống mở ra nhiều cách để điều khiển và nâng cao trí tuệ trong đời sống của chúng ta, dựa trên căn bản sức mạnh bên trong cho việc thư thả, chú tâm, ý thức và trí tuệ”. Loại thiền định này có thể được sử dụng để chữa trị các bệnh tật như nhức đầu, cao huyết áp, đau lưng và bệnh tim. Tất cả các chứng bệnh này có liên quan đến áp lực hay stress, và đã trở thành một thử thách to lớn vì rất nhiều người đang sống với nhiều hoạt động và áp lực luôn luôn đè nặng.

Những người không bệnh hoạn có cần thiền định không? Qua những nghiên cứu với các thầy tu, những người thiền định suốt đời, các chuyên gia thấy rằng thiền định giúp nâng cao khả năng nhận thức. Nếu bạn là người luôn luôn nghĩ về quá khứ và luôn luôn lo lắng về những gì đang xảy ra trong tương lai, thì thiền định có thể có ảnh hưởng đến việc nhận thức về sự việc của bạn và cho bạn có một tâm trí vui vẻ trong một thời gian rất dài. Nếu thiền định chừng một tiếng đồng hồ trong 8 tuần, những người thiền định sẽ có một hệ thống miễn dịch mạnh và có một bộ não phát sinh nhiều ý niệm tốt.

Người Đông phương và Tây phương có các cách nhìn khác nhau về thiền định. Thiền định là không liên quan đến tôn giáo tại Hoa Kỳ. Người Mỹ coi thiền định như là cách để luyện tập bộ não, thay vì hướng dẫn tâm trí. Họ nghĩ rằng sự thông minh của một người có thể được tập luyện cũng giống như tập thể dục. Chúng ta có thể huấn luyện tâm trí để giải quyết các vấn đề tình cảm, ổn định sự chú ý và giảm bớt sự quên, bị lạc hướng trong quá trình suy nghĩ của chúng ta.

Văn hóa cổ truyền Đông phương chú trọng đến học thuyết rằng con người là một phần của tự nhiên và tâm và vật là tương hỗ với nhau. Ngoài thiền định, người Đông phương xem trọng việc nâng cao tâm tính, đạo đức và làm việc tốt. Khi tâm trí một người thuần khiết và tĩnh lặng, thân và tâm sẽ đạt lên đỉnh cao nhất.

Trong những năm gần đây, Pháp Luân Công, môn tập nhấn mạnh về Chân, Thiện, Nhẫn trong đời sống, đã lớn mạnh trên khắp thế giới và đặc biệt chú tâm đến thiền định để đạt được tâm trí tĩnh lặng.

Những người mới bắt đầu có thể theo cách đơn giản này: ngồi trên một cái gối với hai chân bắt tréo và giữ lưng cho thật thẳng. Nếu bạn cảm thấy khó chịu, bạn có thể dựa lưng vào cái gì đó. Thư thả toàn thân và nhắm mắt lại. Thở chậm. Khi trong tâm nổi lên nhiều ý nghĩ, bạn hãy cố quên nó và giữ vững đừng để bị nóng giận. Nếu bạn thấy khó tập trung, cũng được. Đừng nản chí. Bạn phải vui vẻ vì bạn đã xác định được những vấn đề riêng tư của bạn. Bạn chỉ cần giữ tâm ý của bạn lại. Hằng ngày tập luyện như thế, các ý nghĩ của bạn sẽ bớt từ từ và sẽ giảm dần. Giữ tâm trí từ bi và vui vẻ trong đời sống hằng ngày cũng giúp bạn giữ gìn tâm trí được tốt.

Lâm Phi – Theo Epoch Times
(theo tindachieu)

Người Mỹ dạy bài học “cô bé lọ lem” như thế nào?

Day hocGiờ học văn bắt đầu. Hôm nay thầy giảng bài Chuyện Cô bé Lọ Lem.

Trước tiên thầy gọi một học sinh lên kể chuyện Cô bé Lọ lem. Em học sinh kể xong, thầy cảm ơn rồi bắt đầu hỏi.

Thầy: Các em thích và không thích nhân vật nào trong câu chuyện vừa rồi?

Học sinh (HS): Thích Cô bé Lọ Lem Cinderella ạ, và cả Hoàng tử nữa. Không thích bà mẹ kế và chị con riêng bà ấy. Cinderella tốt bụng, đáng yêu, lại xinh đẹp. Bà mẹ kế và cô chị kia đối xử tồi với Cinderella.

Thầy: Nếu vào đúng 12 giờ đêm mà Cinderella chưa kịp nhảy lên cỗ xe quả bí thì sẽ xảy ra chuyện gì?

HS: Thì Cinderella sẽ trở lại có hình dạng lọ lem bẩn thỉu như ban đầu, lại mặc bộ quần áo cũ rách rưới tồi tàn. Leo ôi, trông kinh lắm !

Thầy: Bởi vậy, các em nhất thiết phải là những người đúng giờ, nếu không thì sẽ tự gây rắc rối cho mình. Ngoài ra, các em tự nhìn lại mình mà xem, em nào cũng mặc quần áo đẹp cả. Hãy nhớ rằng chớ bao giờ ăn mặc luộm thuộm mà xuất hiện trước mặt người khác. Các em gái nghe đây: các em lại càng phải chú ý chuyện này hơn. Sau này khi lớn lên, mỗi lần hẹn gặp bạn trai mà em lại mặc luộm thuộm thì người ta có thể ngất lịm đấy (Thầy làm bộ ngất lịm, cả lớp cười ồ). Bây giờ thầy hỏi một câu khác. Nếu em là bà mẹ kế kia thì em có tìm cách ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử hay không? Các em phải trả lời hoàn toàn thật lòng đấy !

HS: (im lặng, lát sau có em giơ tay xin nói) Nếu là bà mẹ kế ấy, em cũng sẽ ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội.

Thầy: Vì sao thế ?

HS: Vì … vì em yêu con gái mình hơn, em muốn con mình trở thành hoàng hậu.

Thầy: Đúng. Vì thế chúng ta thường cho rằng các bà mẹ kế dường như đều chẳng phải là người tốt. Thật ra họ chỉ không tốt với người khác thôi, chứ lại rất tốt với con mình. Các em hiểu chưa? Họ không phải là người xấu đâu, chỉ có điều họ chưa thể yêu con người khác như con mình mà thôi.

Bây giờ thầy hỏi một câu khác: bà mẹ kế không cho Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử, thậm chí khóa cửa nhốt cô bé trong nhà. Thế tại sao Cinderella vẫn có thể đi được và lại trở thành cô gái xinh đẹp nhất trong vũ hội ?

HS: Vì có cô tiên giúp ạ, cô cho Cinderella mặc quần áo đẹp, lại còn biến quả bí thành cỗ xe ngựa, biến chó và chuột thành người hầu của Cinderella.

Thầy: Đúng, các em nói rất đúng ! Các em thử nghĩ xem, nếu không có cô tiên đến giúp thì Cinderella không thể đi dự vũ hội được, phải không?

HS: Đúng ạ !

Thầy: Nếu chó và chuột không giúp thì cuối cùng Cinderella có thể về nhà được không ?

HS: Không ạ !

Thầy: Chỉ có cô tiên giúp thôi thì chưa đủ. Cho nên các em cần chú ý: Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta đều cần có sự giúp đỡ của bạn bè. Bạn của ta không nhất định là tiên là bụt, nhưng ta vẫn cần đến họ. Thầy mong các em có càng nhiều bạn càng tốt.

Bây giờ, đề nghị các em thử nghĩ xem, nếu vì mẹ kế không muốn cho mình đi dự vũ hội mà Cinderella bỏ qua cơ hội ấy thì cô bé có thể trở thành vợ của hoàng tử được không ?

HS: Không ạ ! Nếu bỏ qua cơ hội ấy thì Cinderella sẽ không gặp hoàng tử, không được hoàng tử biết và yêu.

Thầy: Đúng quá rồi ! Nếu Cinderella không muốn đi dự vũ hội thì cho dù bà mẹ kế không ngăn cản đi nữa, thậm chí bà ấy còn ủng hộ Cinderella đi nữa, rốt cuộc cô bé cũng chẳng được lợi gì cả. Thế ai đã quyết định Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử ?

HS: Chính là Cinderella ạ.

Thầy: Cho nên các em ạ, dù Cinderella không còn mẹ đẻ để được yêu thương, dù bà mẹ kế không yêu cô bé, những điều ấy cũng chẳng thể làm cho Cinderella không biết tự thương yêu chính mình. Chính vì biết tự yêu lấy mình nên cô bé mới có thể tự đi tìm cái mình muốn giành được. Giả thử có em nào cảm thấy mình chẳng được ai yêu thương cả, hoặc lại có bà mẹ kế không yêu con chồng như trường hợp của Cinderella, thì các em sẽ làm thế nào ?

HS: Phải biết yêu chính mình ạ !

Thầy: Đúng lắm! Chẳng ai có thể ngăn cản các em yêu chính bản thân mình. Nếu cảm thấy người khác không yêu mình thì em càng phải tự yêu mình gấp bội. Nếu người khác không tạo cơ hội cho em thì em cần tự tạo ra thật nhiều cơ hội. Nếu biết thực sự yêu bản thân thì các em sẽ tự tìm được cho mình mọi thứ em muốn có. Ngoài Cinderella ra, chẳng ai có thể ngăn trở cô bé đi dự vũ hội của hoàng tử, chẳng ai có thể ngăn cản cô bé trở thành hoàng hậu, đúng không ?

HS: Đúng ạ, đúng ạ !

Thầy: Bây giờ đến vấn đề cuối cùng. Câu chuyện này có chỗ nào chưa hợp lý không ?

HS: (im lặng một lát) Sau 12 giờ đêm, mọi thứ đều trở lại nguyên dạng như cũ, thế nhưng đôi giày thủy tinh của Cinderella lại không trở về chỗ cũ.

Thầy: Trời ơi ! Các em thật giỏi quá ! Các em thấy chưa, ngay cả nhà văn vĩ đại (nhà văn Pháp Charles Perrault, tác giả truyện Cô Bé Lọ Lem – chú thích của người dịch) mà cũng có lúc sai sót đấy chứ. Cho nên sai chẳng có gì đáng sợ cả. Thầy có thể cam đoan là nếu sau này có ai trong số các em muốn trở thành nhà văn thì nhất định em đó sẽ có tác phẩm hay hơn tác giả của câu chuyện Cô bé Lọ lem ! Các em có tin như thế không ?

Tất cả học sinh hồ hởi vỗ tay reo hò.

Nguồn : Những câu nói bất hủ

Vì sao thông điệp marketing gây khó chịu?

Có thể bạn soạn được bản marketing có tính hùng biện nhất trên thế giới, nhưng không có nghĩa là khách hàng sẽ luôn luôn hồi âm bạn.

Nếu có nhiều bước giúp bạn thảo một văn bản marketing thật hiệu quả thì cũng có nhiều lý do khiến ngôn ngữ quảng cáo ấy trở thành vô hiệu.

10 lý do sau giải thích tại sao bản marketing lại gây khó chịu cho khách hàng.

Kiêu căng ngạo mạn. Nếu bản marketing dành phần lớn để nói về bạn thì sẽ không chạm được đến khách hàng. Thay vào đó, hãy làm sao để bản tiếp thị tập trung vào khách hàng mục tiêu. Vai trò của bạn chỉ đơn giản là giúp khách hàng, bằng cách này hay cách khác. Trong văn bản tiếp thị, nhu cầu và ý muốn khách hàng mới là chính. Hãy cho thấy bạn hữu ích đối với họ ra sao thay vì nêu lên những lý do khiến bạn tin rằng mình rất xuất sắc.

Huyênh hoang tự đắc. Đã qua rồi thời của những bản văn độc đoán với ngôn ngữ bán hàng khó chịu. Khách hàng sẽ đọc thấy ý đồ kinh doanh của bạn ngay. Nếu tiếp thị mà nghe như tự quảng cáo trên TV thì độ đáng tin của thông điệp sẽ giảm xuống. Hãy suy nghĩ kỹ về khách hàng, sản phẩm và mục tiêu trước khi viện đến những thông điệp bán hàng khó chịu.

Dài dòng. Hãy ngắn gọn thôi, vì khách hàng rất bận. Họ bị tấn công dồn dập bởi vô số thông tin mỗi ngày. Hẳn bạn không muốn thông điệp của mình bị mất hút trong số đông, hay khách hàng sẽ mất hứng thú trước khi kịp hiểu thông điệp của bạn. Vì vậy, hãy thật cô đọng và gọn lẹ.

Vì sao thông điệp marketing gây khó chịu? - Tin180.com (Ảnh 1)

Buồn tẻ. Ngôn ngữ quảng cáo buồn tẻ cũng là cách để bạn bị lãng quên nhanh chóng trong mớ hỗn độn ồn ào khách hàng nghe và thấy hàng ngày. Văn bản marketing phải tạo ra động lực và thôi thúc khách hàng mua sắm. Đừng thụ động. Hãy chủ động tiếp cận khách hàng bằng những thông điệp đúng lúc, thích hợp và cấp bách.

Không đáng tin. Đừng nói chuyện viển vông trên trời, vì khách hàng sẽ nhận ra và loại trừ chúng ngay. Chìa khóa thành công nằm ở sự ngay thẳng, dễ hiểu và chân thật. Khách hàng tìm kiếm những thông điệp đặt nền trên sự thật.

Không nói điều người khác không muốn nghe. Hãy lắng nghe trước khi đối thoại, và nghiên cứu để biết điều khách hàng muốn nghe từ bạn là gì. Đừng chỉ nói chuyện suông, hãy tỏ ra thấu hiểu khách hàng, cho họ thấy bạn có khả năng đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ. Hãy chọn lựa thông điệp sao cho phù hợp với đối tượng khách hàng.

Tiếp thị không đúng chỗ. Chẳng ích gì nếu khách hàng không nhìn thấy hay đọc được thông điệp của bạn. Hãy tìm hiểu và loan tin ở những nơi khách hàng dễ thấy nhất.

Vì sao thông điệp marketing gây khó chịu? - Tin180.com (Ảnh 2)

Cầm đèn chạy trước ôtô. Đừng nhào vào viết bản marketing trước khi tìm hiểu. Hãy nghiên cứu đối thủ, nghiên cứu khách hàng hiện tại lẫn tương lai để hiểu biết đầy đủ về thị trường. Cần phải hiểu thế giới xung quanh trước khi gửi thông điệp đến thế giới ấy.

Dùng một phương tiện. Loan truyền thông điệp qua một phương tiện thì chưa đủ. Những doanh nghiệp thành công đều có kế hoạch tiếp thị trên nhiều phương tiện truyền thông, cả online và offline, để tạo ra thông điệp marketing chặt chẽ, bền bỉ và nhất quán.

Khó hiểu. Phải viết bản marketing bằng ngôn ngữ khách hàng dễ sử dụng để hồi âm nhất. Loại bỏ mọi biệt ngữ hoặc những từ gây ấn tượng nhưng khó hiểu, và dùng phong cách, giọng điệu phù hợp với đối tượng khách hàng.

Cuối cùng, hãy xem kỹ lại bản marketing để chắc rằng bạn không mắc phải sai lầm nào trong số trên. Một sai lầm thôi cũng đủ biến công sức đầu tư của bạn thành công dã tràng.

Nguồn Entrepreneur – dịch Vũ THị Minh Uyên
(theo Doanh nhân Sài Gòn)