KHẢ NĂNG MARKETING ĐÁNG NỂ CỦA BÀ LÃO, 1 PHÚT BÁN 20 SẢN PHẨM

Vào sáng sớm, khi một đoàn du lịch đang đứng đợi để lên xe bus, bà lão tay cầm ô và bắt đầu thuyết phục du khách. Bà lão nói: “Các cháu à, trên đỉnh Hoàng Sơn thường xuyên có mưa, lên núi Hoàng Sơn ai cũng phải mang theo mình 1 chiếc ô!”

Chiếc ô

Sau đó bà bỏ tấm bản đồ ra, chỉ cho khách xem, trong phần những điều cần biết được viết trên bản đồ có kiến nghị rằng, du khách lên núi tham quan nên mang theo ô. Tiếp theo, bà lão lại nói: “Các cháu sắp xuất phát rồi, ở bên đường không có bán ô, lên đỉnh núi thì họ bán rất đắt!” Vừa mới dứt lời, mọi người ai cũng mua một chiếc, mỗi chiếc 5 đồng, bà lão bán được gần 20 chiếc ô.

Hình thức bán hàng này rất hiệu quả, chúng tôi dùng “5 bước thuyết phục của NLP” để giải mã hình thức này:

Bước 1: Xây dựng cảm giác tin cậy

Chúng ta đều tin tưởng rằng bà lão này sẽ không lừa người, bà lão đã lợi dụng tuổi tác, rất dễ để tạo ra được sự tin tưởng. Bà gọi khách hàng là “các cháu”, lực tương tác lập tức xuất hiện.

Bước 2: Tìm điểm yếu

Phân đoạn này bà lão tương đối lợi hại, lập tức tạo ra điểm yếu cho khách hàng, nói cho khách hàng cần phải có ô, giải quyết vấn đề về giá trị của sản phẩm. Tiếp theo, bà lão lại lấy bản đồ ra, giải quyết được vấn đề về sự tin cậy, khiến cho mọi người đều tin rằng lời bà nói là đúng.

Bước 3: Dùi vào điểm yếu

Bà lão không biết phân đoạn này, không có hành động dùi vào điểm yếu, nếu không thì giá của một chiếc ô của bà vẫn có thể tăng lên gấp đôi. Ví dụ như nói rằng, ở trên núi nhiệt độ rất thấp, nếu bị dính mưa thì sẽ rất dễ bị cảm, sẽ không thể tiếp tục vui chơi được nữa… Khi đã dùi vào điểm yếu thì khách hàng sẽ dễ dàng chấp nhận trả giá cao hơn.

Bước 4: Loại bỏ sự kháng cự

Bà lão này chưa được học qua “thuật hồi ứng”, nhưng trùng hợp cũng dùng được một chút. “Hiện tại nếu không mua sẽ tiết kiệm được 5 tệ, nhưng khi lên đến đỉnh núi có thể sẽ phải mất thêm gấp mấy lần”, lợi dụng sự tin tưởng của bạn – mua đồ trong khu du lịch chắc chắn là đắt hơn ở ngoài, chỉ 1 câu nói liền loại bỏ được sự kháng cự của khách hàng.

Bước 5: Giao hoán giá trị

Bà lão khiến cho khách hàng cảm giác như đang trao đổi giá trị, cuối cùng rất cao siêu trong việc giới hạn thời gian. “Các cháu sắp phải đi rồi, không mua sẽ không có thời gian nữa”, bà đã chốt hạ một cách xuất sắc.

Bà lão không hiểu những nguyên lý này, nhưng bà có thể hoàn thành quá trình mua bán trong thời gian rất ngắn. Kỳ thực, thuyết phục một người rất dễ, khiến khách hàng bỏ tiền ra cũng rất dễ, nắm chắc và vận dụng tốt những kỹ năng này, thì kiếm tiền chỉ là vấn đề thời gian.

Qua đó có thể thấy, tố chất cần có của một nhân viên bán hàng giỏi là rất đơn giản, chỉ cần có 2 loại tố chất, chính là: sự đồng cảm (hình thức cố vấn, giúp khách hàng giải quyết vấn đề) và tự thân hành động (tiến thủ, mạnh dạn, chịu áp lực). Bạn phải đứng trên lập trường của khách hàng, để giúp khách hàng giải quyết vấn đề, phân tích hoàn cảnh của khách hàng, có tính nhắm thẳng để chủ động trong phương thức giao tiếp.

Trong quá trình chúng ta bán hàng, trước mỗi lần bắt đầu thuyết phục khách hàng, có thể đặt tay lên ngực tự hỏi mình: “Phải làm như nào mới có thể nhanh chóng xây dựng lòng tin của khách hàng? Mục đích mà mình nói là vì điều gì?”, “Tại sao tôi phải nói?” hoặc “Sao người ta lại muốn tôi nói?”, “Tại sao khi tôi nói ra nhất định sẽ đạt được mục đích?”…

Chỉ có xác định rõ mục đích, mới có thể lợi dụng những ưu thế của bản thân, lựa chọn phong cách trình bày như nào, vận dụng kỹ năng gì, đến lúc đó mới có thể ứng biến trong mọi hoàn cảnh. Nếu như mục đích không rõ ràng, không để ý đến hoàn cảnh mà nói nhăng nói cuội, đối phương sẽ không hiểu chúng ta muốn gì.

Sưu tầm

Bí quyết cho sếp: thể hiện sự tôn trọng với nhân viên

Trong cuộc sống ai cũng muốn được tôn trọng. Trong công việc cũng vậy, đặc biệt là nhân viên, họ rất muốn nhận được sự tôn trọng của sếp.

Bi quyet cho sep

Dưới đây là 10 lời khuyên giúp bạn bày tỏ sự tôn trọng với nhân viên cấp dưới mà không gây hiểu lầm:

– Cư xử với mọi người bằng sự nhã nhặn, lịch thiệp và tốt bụng.

Khuyến khích nhân viên bày tỏ quan điểm, ý kiến của họ.

Lắng nghe ý kiến của mọi người trước khi bày tỏ quan điểm riêng của bạn. Không bao giờ chen ngang hoặc ngắt lời người khác.

Áp dụng ý tưởng hay của nhân viên vào công việc. Thông báo cho họ biết bạn sẽ sử dụng ý kiến của họ hoặc khuyến khích họ thực hiện ý tưởng.

Không bao giờ chê bai hoặc khinh rẻ ý kiến của người khác.

Không soi mói, phán xét, chỉ trích từ những điều nhỏ nhặt nhất của nhân viên cũng như không cư xử với thái độ kẻ cả.

Đối xử với mọi người công bằng dù có sự khác biệt về sắc tộc, tôn giáo, giới tính, ngoại hình, tuổi tác, quê quán… Thực hiện đúng nội qui của công ty để mọi người có thể cảm thấy họ được đối xử công bằng.

Bảo đảm tất cả nhân viên đều được tham gia vào các cuộc họp, các sự kiện hoặc khóa đào tạo chung, không thiên vị bất cứ ai. Ngoài ra, bạn phải tạo cơ hội ngang bằng cho các nhân viên để họ phát triển nghề nghiệp cũng như được thăng tiến trong công việc.

Biểu dương nhiều hơn là chỉ trích. Khi nhân viên làm sai, bạn cũng không được quát mắng, sỉ nhục họ.

– Thực hiện nguyên tắc vàng của nhà diễn thuyết chuyên nghiệp Leslie Charles: Hãy cư xử với nhân viên theo cách họ mong muốn.

Theo – Tuổi trẻ

6 BÀI HỌC TỪ NGỤ NGÔN MỸ

1. Bài học 1
Hai con bồ câu trống và mái tha hạt thóc về đầy tổ, cả hai rất ư hạnh phúc. Gặp mùa khô hanh, hạt thóc ngót lại. Con trống thấy tổ vơi đi liền trách con mái ăn vụng. Con mái cãi lại liền bị con trống mổ chết. Mấy hôm sau mưa xuống, hạt thóc thấm nước và nở to ra. Bồ câu trống ngẩn tò te.

=> Bài học rút ra: “thịt” nhân viên một cách hồ đồ không làm bạn trông thông minh hơn.

2.Bài học 2
Một ông vua nọ do chán chuyện triều đình nên mua một con khỉ đem về. Con khỉ làm trò rất hay nên được vua sủng ái, đi đâu cũng mang theo, cho mặc quần áo, giao cả kiếm cho giữ. Một hôm, vua ra vườn thượng uyển ngủ. Có con ong bay đến đậu lên đầu vua. Khỉ muốn đuổi ong, lấy kiếm nhắm vào ong mà chém. Ðức vua băng hà.

=> Bài học rút ra: trao quyền cho những kẻ không có năng lực thì luôn phải cảnh giác.

3.Bài học 3
Quạ thấy chó ngậm khúc xương quá ngon, bèn đánh liều lao xuống mổ vào đầu chó. Bị bất ngờ, chó bỏ chạy để lại khúc xương. Quạ ngoạm lấy khúc xương nhưng nặng quá không tha nổi. Chó, sau khi hoàn hồn, thấy kẻ tấn công chỉ là con quạ nên quay lại táp một cú, quạ chết tươi.

=> Bài học rút ra: đừng chiếm thị trường nếu bạn biết là không giữ được nó.

4.Bài học 4
Ba con thú dữ là sói, gấu và cáo thay nhau ức hiếp đàn dê. Dê đầu đàn bèn nói với cả bầy: “Ta nên mời một trong ba gã sói, gấu hay cáo làm thủ lĩnh của chúng ta”. Cả đàn dê bất bình, nhưng ba “hung thần” nghe tin này rất mừng. Thế là chúng quay sang tranh giành nhau quyền lãnh đạo, cuối cùng cáo dùng bẫy hại chết được sói và gấu. Nhưng rồi một mình nó không còn ức hiếp đàn dê được nữa.

=> Bài học rút ra: hãy thận trọng khi nghe tin bạn sắp được làm sếp.

5.Bài học 5
Một nhân viên bán hàng, một thư ký hành chính và một sếp quản lý cùng đi ăn trưa với nhau, họ bắt được một cây đèn cổ. Họ xoa tay vào đèn và thần đèn hiện lên. Thần đèn bảo: “Ta cho các con mỗi đứa một điều ước”. Tôi trước! Tôi trước! – Cô thư ký hành chính nhanh nhảu nói: Tôi muốn được ở Bahamas lái canô và quên hết sự đời. Vút. Cô thư ký biến mất. Tôi! Tôi! anh nhân viên bán hàng nói: Tôi muốn ở Hawaii nằm dài trên bãi biển có nhân viên massage riêng, nguồn cung cấp Pina Coladas vô tận và với người tình trăm năm. Vút. Anh nhân viên bán hàng biến mất. Ok tới lượt anh. Thần đèn nói với ông quản lý. Ông quản lý nói: tôi muốn hai đứa ấy có mặt ở văn phòng làm việc ngay sau bữa trưa.

=> Bài học xương máu: luôn luôn để sếp phát biểu trước.

6.Bài học 6
Một con đại bàng đang đậu trên cây nghỉ ngơi, chẳng làm gì cả. Con thỏ nhìn thấy thế hỏi: Tôi có thể ngồi không và chẳng làm gì như anh được không? Ðại bàng trả lời: Ðược chứ, sao không. Thế là con thỏ ngồi xuống gốc cây nghỉ ngơi. Bỗng dưng một con cáo xuất hiện, vồ lấy con thỏ mà ăn thịt.

=> Bài học xương máu: để được ngồi không mà chẳng cần làm gì, anh phải ngồi ở vị trí rất cao.

Bài học quản lý qua câu chuyện “Thợ săn quản lý bầy chó”

1. Một chú chó săn chạy khắp cánh đồng dưới chân núi mà không bắt được con thỏ nào.
Người chăn dê thấy thế thì cười, trêu chú chó:
– Chú thật bất tài. Con thỏ nhỏ hơn chú bao nhiêu mà còn chạy nhanh hơn.
Chó săn đáp:
– Ông không biết mục đích chạy của bọn tôi hoàn toàn khác nhau! Tôi chạy chỉ vì miếng ăn, còn thỏ chạy vì tính mạng!
Thợ săn nghe cuộc trò chuyện của người chăn dê và chú chó, nghĩ bụng: “Con chó này nói đúng. Nếu ta muốn có nhiều thỏ hơn thì phải nghĩ cách khác”. Một ý nghĩ lóe lên trong đầu thợ săn. Đó là tia lửa đầu tiên của khoa học quản lý.

2. Thế là thợ săn ra chợ mua thêm mấy con chó săn khác. Sau đó, ông ta ra chính sách mới: Hễ con nào bắt được đủ số thỏ sẽ được “trả lương”bằng mấy chiếc xương. Không bắt được thỏ thì không có ăn.
Chiêu mới quả cao tay. Bầy chó tranh nhau săn bắt, đem rất nhiều thỏ về, bởi chẳng con nào muốn thấy chó khác gặm xương, trong khi mình hóp bụng trương mắt ếch.

chó săn thỏ

3. Được một thời gian, lại có vấn đề xuất hiện. Bầy chó nhận ra: thỏ lớn khó bắt hơn thỏ bé, vậy mà bắt được bất kể thỏ lớn hay thỏ bé thì đều nhận trả công như nhau. Lúc đầu chỉ có một vài con giỏi nhận xét mới chuyên bắt thỏ nhỏ, sau cả đàn đều làm theo.
Thợ săn hỏi:
– Gần đây thỏ bọn bay bắt được càng ngày càng nhỏ, vì sao vậy?
Bầy chó trả lời:
– Thỏ lớn thỏ nhỏ không khác nhau, ai phí công đi bắt thỏ lớn đây?
Sau một thời gian suy nghĩ, thợ săn quyết định không dùng xương để trả cho số lượng thỏ, mà dùng phương pháp đánh giá hiệu quả: cứ một thời gian lại thống kê trọng lượng thỏ của từng con săn về, từ đó trả công theo từng giai đoạn.
Cách quản lý mới của thợ săn lập tức có tác dụng, số thỏ bầy chó săn về tăng cả số lượng lẫn chất lượng. Thợ săn rất đắc ý.

4. Thế nhưng, ngày này qua ngày khác, thợ săn lại thấy số thỏ bầy chó săn về giảm rõ rệt, mà những con chó càng nhiều kinh nghiệm thì lại đem về càng ít thỏ.
Thợ săn hỏi bầy chó. Bầy chó đáp:
– Quãng đời đẹp nhất của bọn tôi đều là cho ông, chủ nhân. Nhưng giờ bọn tôi ngày một già. Khi không bắt được thỏ nữa, ông có còn cho tôi xương không?
Thế là thợ săn thống kê lại toàn bộ số thỏ bắt được của từng con, tiến hành phân tích, đưa ra quy định mới về trả công: Nếu bắt được số thỏ vượt một mức nhất định, chó săn khi về già sẽ được trả số xương nhất định.
Bầy chó vui sướng, tất cả lại lao đi săn, cố để hoàn thành nhiệm vụ ông chủ giao. Qua một thời gian, một số chú chó đã hoàn thành chỉ tiêu.

5. Một thời gian sau, có một con nói:
– Chúng tôi cố gắng thế mà chỉ được trả mấy khúc xương, mà số thỏ tôi săn được quý gấp bao nhiêu lần xương. Vì sao chúng tôi không bắt thỏ cho chính mình nhỉ?
Thế là có mấy chú chó bỏ thợ săn, tự mình lập xưởng bắt thỏ.
Vậy câu chuyện có ý nghĩa gì? đó chính là các bước phát triển của khoa học quản lý.
Không chỉ có thợ săn, ngay cả chó săn cũng có nhu cầu lập nghiệp.
Nhìn từng chú từng chú chó săn bỏ đi, vì sao chúng ta không tạo cho họ cơ hội lập nghiệp trong nội bộ công ty? nếu trong công ty có “Hội khích lệ nhân viên lập nghiệp”. Hội sẽ tìm những cách thức thích hợp để khích lệ và giúp đỡ nhân viên lập nghiệp. Như vậy, một mặt công ty ta có thêm nhiều cơ hội đầu tư; mặt khác, nhân viên có thể tự quản lý một hạng mục mới, bước một bước dài trong sự nghiệp.
Nó không chỉ giữ chân được những người ưu tú trong công ty, mà còn tạo thêm nhiều lợi nhuận và tránh được những cuộc cạnh tranh phức tạp sau này. Tiện nói luôn: anh là người tài, nhưng cậy tài mà khinh khi sẽ chuốc đố kị mà thôi. Như câu chuyện trên coi nhân viên là bầy chó là không được. Bạn sẽ bị đố kị ngay lập tức.
6.

LỜI KẾT

Công ty có được tinh thần cống hiến của nhân viên hay không, vấn đề cốt yếu là có tạo điều kiện cho họ sáng tạo hay không, có cho họ cảm giác thành đạt và thực hiện được ước mơ hay không. Trả lương, thưởng, đánh giá hiệu quả, tạo điều kiện để nhân viên thực hiện kế hoạch…đều là những công cụ hữu hiệu để nhà quản lý kích thích tinh thần làm việc của nhân viên.
Có những người mục đích làm việc không chỉ xuất phát từ tiền, mà còn từ tình yêu công việc. Trong tiềm thức, mỗi nhân viên đều hy vọng được làm và phát triển công việc mình yêu thích.
Tạo “đất” cho nhân viên làm việc là một kỹ thuật quản lý mới. Một mặt nó giúp nhân viên hiểu rõ vị trí và phương hướng làm việc của mình trong công ty, phát huy năng lực, thỏa mãn tình yêu công việc và khát vọng thành đạt của nhân viên; mặt khác nó là cách giữ gìn và phát triển hữu hiệu nguồn lực con người, đáp ứng cả nhu cầu hiện tại và tương lai của công ty.
Dùng kỹ thuật quản lý mới này, bạn có thể để ra được bao kế hoạch, đồng thời tạo cho nhân viên cơ hội học tập và phát triển. Khích lệ tinh thần tiến thủ của nhân viên, bạn sẽ không ngừng tăng cao hiệu suất và thực hiện mục tiêu chiến lược của công ty.

Vì sao Steve Jobs thành công hơn nhiều CEO khác?

Hôm 5/10, “huyền thoại” thung lũng Silicon, Steve Jobs, đã vĩnh viễn ra đi. Trong sự nghiệp hơn 30 năm của mình, ông đã mang lại nhiều điều mới lạ, thay đối cách nhìn thế giới của con người.

Như Bill Gates, chủ tịch tập đoàn Microsoft, chia sẻ, “thế giới hiếm thấy mội ai có tầm ảnh hưởng sâu sắc như Steve, những hiệu ứng đó sẽ được cảm thấy trong nhiều thế hệ nữa. Với những ai trong chúng ta đủ may mắn để làm việc với ông ấy, đó là một vinh dự vô cùng lớn lao”.

Và những bài học kinh nghiệm được đúc rút từ sự nghiệp của Steve Jobs sẽ là cuốn cẩm nang đáng quý đối với nhiều doanh nghiệp. Dưới đây là một phần trong đó.

1. Tìm kiếm sự đam mê

Steve Jobs từng nói, “hãy tìm kiếm nỗi đam mê đích thực của bạn. Hãy làm điều bạn yêu thích và tạo sự khác biệt. Cách duy nhất để đạt đến thành công tột bậc là yêu thích những gì bạn làm”. Quả thực, nếu bạn chạy theo một công việc mà mình không hề yêu thích, một thất bại nhỏ cũng có thể khiến bạn chán nản và bỏ cuộc.

Sergey Brin, một trong những đồng sáng lập Google, đã viết rằng, “bất cứ ai từng chạm vào một sản phẩm của Apple cũng đều thấy được niềm đam mê của Steve Jobs đối với sự vượt trội”.

2. Đơn giản là tinh tế

Đối với Jobs, đơn giản chính là sự tinh tế. Để tạo ra những sản phẩm mà những công cụ cần thiết nhất được thể hiện vai trò một cách rõ ràng và nổi bật, Steve Jobs thường lắc đầu, bỏ qua những tính năng màu mè, trang trí. iPad, iPhone là những minh chứng rõ ràng nhất cho quan điểm này.

Tuy nhiên, đơn giản hóa có thể còn khó khăn hơn cả sự phức tạp, nó đòi hỏi người ta phải suy nghĩ tích cực hơn bằng mọi cách để biến mọi thứ trở nên đơn giản. Nhưng cuối cùng, như Jobs nói, nó sẽ giúp người ta vượt mọi trở ngại.

3. Tầm nhìn xa

Theo Steve, “bạn không nên lo lắng về quá nhiều việc cùng một lúc. Hãy bắt đầu từ một vài việc đơn giản, sau đó mới chuyển qua những việc phức tạp hơn. Hãy suy tính không chỉ cho ngày mai, mà còn cho tương lai”. Sự quá tải trong công việc có thể cản trở con đường thành công của mỗi người. Khi bị phân tán vào quá nhiều việc làm, rất có thể chúng ta sẽ lãng quên mục tiêu chính.

4. Không ngừng học hỏi với cái tâm của người bắt đầu

Theo Steve: “Lúc nào cũng có một cái gì đó mới mẻ để bạn học! Trao đổi ý kiến, học hỏi từ khách hàng, đối thủ cạnh tranh và đối tác. Nếu bạn làm việc với một người bạn không thích, hãy học cách thích họ. Hãy khen ngợi họ và thu được lợi ích gì đó từ họ”. Câu nói này của Jobs đặc biệt đúng trong thế giới công nghệ, đổi mới hoặc chấp nhận tụt hậu.

Jobs rất tâm đắc với một cụm từ “beginner’s mind”, tức là hãy học hỏi với cái tâm của người mới bắt đầu, luôn khao khát tìm tòi những điều mới. Sự tiếp cận những cái mới trên tinh thần cởi mở và đón nhận chúng như lần đầu tiếp xúc sẽ mang lại nhiều điều thú vị hơn.

5. Không lo sợ sự khác biệt

Theo Steve: “Hãy tạo sự khác biệt. Hãy suy nghĩ khác mọi người. Chẳng thà làm một tên cướp biển còn hơn là gia nhập đội ngũ hải quân”.

Chuỗi cửa hàng bán lẻ của Apple chính là một minh chứng cho điều này. Các cổ đông Apple từng cho rằng hình thức kinh doanh này một sự rủi ro lớn nhưng Jobs lại nhìn nhận theo cách khác. Ông đặc biệt nhấn mạnh tới những khác biệt đó trong việc chinh phục thành công. “Đi đầu trong đổi mới chính là điểm phân biệt giữa một người lãnh đạo và người theo sau”, Jobs nói.

6. Khát khao thành công

Apple trải qua 35 năm phát triển và trưởng thành. Trong “cuộc đời” của mình, Apple đã có lúc suýt phá sản nhưng với sự dẫn dắt của Steve Jobs, công ty này đứng vững trở lại và trở thành một trong những công ty lớn và quyền lực nhất thế giới với hơn 50.000 nhân viên, doanh số bán hàng hàng năm đạt 100 tỉ USD, tăng trưởng 60 %/ năm và mỗi năm lại cho ra đời những sản phẩm “hit” trên toàn cầu.

Sở dĩ Apple có được thành công lớn lao như vậy, là bởi người thuyền trưởng của họ luôn khát khao thành công và chỉ chấp nhận sự hoàn hảo. Steve từng nói, “hãy nỗ lực hết mình khi làm bất cứ việc gì. Thành công sẽ tạo ra thành công. Vì thế hãy khát khao thành công”.

7. Chú trọng bài toán nhân tài

Apple có một hội đồng quân sư cấp cao gọi là “top 100”. Đây là một nhóm những nhà lãnh đạo chiến lược của công ty. Nhóm này thường xuyên kết nạp những nhân viên cấp dưới có kỹ năng tốt và đưa ra những ý tưởng hay. Điều này cho thấy Apple luôn chú trọng việc tìm kiếm và bồi dưỡng nhân tài. Sự thành công của doanh nghiệp là hoàn toàn dễ hiểu.

8. Kiên trì theo đuổi các dự án tưởng như “không tưởng”

Đối với bất kỳ một doanh nhân nào, ý tưởng luôn là vấn đề quan trọng. Steve Jobs từng nói, “hãy tìm kiếm ý tưởng lớn kế tiếp. Tìm ra những ý tưởng cần được hiện thực hóa một cách nhanh chóng và quyết đoán rồi “nhảy” vào thực hiện nó. Đôi khi bước đầu tiên chính là bước khó khăn nhất. Hãy đi bước đầu tiên này! Hãy mạnh dạn theo đuổi tình cảm và trực giác của bạn”.

Với 10 triệu USD, Jobs đã mua lại công ty đồ họa của George Lucas khi lĩnh vực này còn rất mới mẻ, sau đó ông đổi tên thành Pixar. Năm 2006, ông bán Pixar cho tập đoàn Walt Disney với giá 7,4 tỉ USD và trở thành cổ đông cá nhân lớn nhất của Disney với 7% cổ phiếu, tương đương 3 tỷ USD. Mặc dù nhiều người biết đến ông qua những thành công trên lĩnh vực công nghệ, nhưng mảng hoạt họa cũng là một nguồn thu lớn của Jobs.

9. Hãy làm chủ thông điệp

Không phải tất cả các sản phẩm sáng tạo dưới thời của Jobs đều chiếm lĩnh thị trường, nhưng người tiêu dùng vẫn sẵn sàng tiếp nhận chúng. Điều này một phần là bởi Jobs luôn tạo được sự bí ẩn xung quanh các sản phẩm của mình, nó thôi thúc sự thèm muốn của khách hàng khi sản phẩm đó ra mắt.

Và mỗi khi ra mắt, Jobs luôn được giới truyền thông xưng tụng là một doanh nhân diễn thuyết hay nhất thế giới. Với khiếu trình bày bẩm sinh, ông có thể biến màn ra mắt sản phẩm mới thành buổi triển lãm nghệ thuật. Do vậy, dù bạn có trong tay sản phẩm ưu việt nhất thế giới, mà người ta không hứng thú với nó thì cũng chẳng có ý nghĩa gì.

theo VnEconomy

NHỮNG BÀI HỌC LỚN QUA TRIẾT LÝ CỦA STEVE JOBS

Một đứa trẻ bị bỏ rơi. Một kẻ bỏ học. Một giám đốc từng bị sa thải. Một doanh nhân thất bại. Steve Jobs đã trải qua nhiều năm tháng sóng gió trước khi ngự trên đỉnh cao của thế giới.

Trên hành trình thay đổi thế giới điện toán và di động của mình, cựu CEO Apple nhiều lần gặp thất bại, nhưng với ông, có vấp ngã mới có thành công. “Tôi chính là người duy nhất tôi từng biết đã mất một phần tư tỷ dollar trong một năm. Đó là cách tôi xây dựng tính cách“, Jobs nhận xét về bản thân và được trích đăng trong cuốn Apple Confidential 2.0 (2004).

Steve Jobs nổi tiếng với những câu nói bất hủ.
Steve Jobs nổi tiếng với những câu nói bất hủ. Ảnh: Wired.

Giống như hai thiên tài khác của thế giới, Bill Gates và Mark Zuckerberg, Jobs bỏ học giữa chừng. Chàng trai 17 tuổi khi ấy thiếu định hướng vào đời. “Tôi không có ý niệm muốn làm gì trong tương lai và cũng không hiểu trường học sẽ giúp tôi xác định lối đi thế nào. Ở đó, tôi tiêu hết số tiền mà bố mẹ dành dụm cả đời. Vì thế tôi quyết định nghỉ học với niềm tin rằng rồi mọi chuyện sẽ ổn cả thôi“, Jobs nói trong bài phát biểu tại Đại học Stanford năm 2005.

Bài học ở đây không phải khuyến khích thanh thiếu niên nghỉ học mà là họ cần biết họ muốn gì, đam mê điều gì và theo đuổi niềm đam mê đó như thế nào. Tuy quyết định bỏ học, Jobs vẫn đăng ký tham gia một khóa học viết chữ đẹp, nhờ vậy ông mới có thể kết nối những kinh nghiệm đó vào các sản phẩm sau này. “Một phần khiến Macintosh tuyệt vời là những người làm ra nó từng là nhạc sĩ, nhà thơ, nghệ sĩ, nhà động vật học và cả nhà sử học nhưng giờ lại trở thành những chuyên gia máy tính hàng đầu thế giới“, Jobs lý giải về thành công của Mac. Một nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) cũng chỉ ra rằng sự sáng tạo, mới mẻ không tự nhiên sinh ra mà đòi hỏi khả năng huy động, móc nối một cách vô hình nhiều kinh nghiệm trước đó.

Nếu Bill Gates là một thiên tài kinh doanh đi làm phần mềm thì Steve Jobs là một nghệ sĩ đi làm máy tính. Ông có thiên hướng hippy nổi loạn nhưng luôn kiên định trên con đường thay đổi thế giới. Năm 1983, ông lôi kéo John Sculley, khi đó là giám đốc điều hành hãng Pepsi, về đầu quân cho Apple bằng câu hỏi nổi tiếng: “Anh muốn cả đời đi bán thứ nước ngọt có gas ấy hay muốn có cơ hội để thay đổi thế giới?“. Thế nhưng một năm sau, chính Sculley đã khiến Jobs bị Apple sa thải vì bất đồng quan điểm trước khi hãng này mời ông trở về vào năm 1997.

Think Difference - Hãy Nghĩ Khác
Xem quảng cáo Think Different của Apple

Chỉ một thời gian ngắn sau khi trở lại, tinh thần và triết lý của CEO trứ danh này đã được thể hiện qua đoạn quảng cáo kinh điển Think Different (Nghĩ khác) của Apple. Clip đó nhắc đến những cái tên như Albert Einstein, Bob Dylan, Martin Luther King, Thomas Edison, John Lennon, Pablo Picasso… với lời nhận xét: “Họ điên khùng. Nổi loạn. Chuyên gây rắc rối. Họ giống như nồi tròn vung méo và nhìn mọi thứ khác lẽ thông thường. Họ ghét nguyên tắc và làm đảo lộn hiện trạng. Bạn có thể bất đồng với họ, vinh danh hay căm thù họ. Nhưng bạn không thể không chú ý đến họ. Bởi họ thay đổi thế giới và đưa nhân loại tiến lên phía trước. Trong khi họ bị coi là những kẻ điên, chúng tôi lại thấy ở đó những thiên tài. Bởi họ đủ điên để nghĩ mình có thể thay đổi thế giới“.

Quảng cáo đó đánh dấu sự trở lại của Jobs và mở ra chương mới đầy huy hoàng cho Apple. Jobs thực sự biết cách làm thay đổi mọi thứ. Apple không tạo ra thị trường mới, họ “định hình” lại chúng. iPod và iPhone xuất hiện khi máy nghe nhạc và điện thoại đã thịnh hành trên khắp thế giới. Bill Gates nói về máy tính bảng từ năm 2001 trong khi mãi đến năm 2010, Apple mới giới thiệu iPad. Nhưng họ vẫn thành công hơn bất cứ công ty điện tử tiêu dùng nào trên toàn cầu. Vậy bí quyết của Jobs là gì? Trong cuộc phỏng vấn với BusinessWeek (5/1998), ông chia sẻ: “Một trong những câu thần chú của tôi là: Trọng tâm và Đơn giản. Hãy biến những khái niệm phức tạp thành những thứ dễ hiểu. Tạo ra cái gì đó đơn giản còn khó hơn nhiều so với việc làm nó trở nên phức tạp. Nhưng khi làm được, bạn có thể dời non lấp bể“.

Steve Jobs không chỉ có tầm nhìn về công nghệ mà còn có tầm nhìn trong thiết kế. Điều đó gói gọn trong triết lý xây dựng sản phẩm của ông: “Trong rất nhiều trường hợp, người dùng không biết họ muốn gì cho đến khi bạn chỉ cho họ thấy“.

Với niềm đam mê và khát khao thay đổi, tiền bạc không phải thứ ông hướng đến. Jobs không nhận bất cứ khoản tiền thưởng, phụ cấp hay cổ phiếu nào trong năm 2010 trừ mức lương tượng trưng 1 USD. Ông nắm trong tay 5,5 triệu cổ phiếu Apple nhưng cũng chưa bao giờ bán chúng từ khi trở lại công ty năm 1997. “Trở thành người giàu nhất nhưng như đang sống trong nghĩa địa chẳng có ý nghĩa gì với tôi. Mỗi tối trước khi đi ngủ và thấy rằng mình vừa làm được điều gì đó tuyệt vời mới thực sự quan trọng“, báo Wall Street Journal trích dẫn câu nói của ông vào tháng 5/1993. “Nếu làm được một điều gì đó thú vị, hãy đứng dậy và tiếp tục làm những thứ khác tuyệt vời hơn thế nữa, thay vì ngồi một chỗ tự mãn và gặm nhấm chiến thắng“.

“Nếu đã làm được thứ gì đó tuyệt vời, đừng dừng lại”.

Tiếc rằng, thiên tài thường đoản mệnh. Steve Jobs qua đời ngày 5/10 sau bảy năm chống chọi với căn bệnh ung thư tuyến tụy, bỏ lại nhiều kế hoạch dang dở. Ông hiểu sự khắc nghiệt của thời gian nên đã khuyên các sinh viên tại Đại học Stanford rằng: “Thời gian của bạn không nhiều, đừng lãng phí bằng cách sống cuộc đời của người khác. Đừng nghe lời giáo điều, vì đó là suy nghĩ của người khác. Đừng để những quan điểm ồn ào lấn át tiếng nói bên trong bạn. Hãy biết bạn muốn gì. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu“.

Nhưng bài học quan trọng nhất mà Steve Jobs luôn nhắc nhở chính mình là: “Sống khát khao. Sống dại khờ” (Stay Hungry, Stay Foolish) bởi như thế, con người mới có thể đi đến tận cùng của sự đam mê, sáng tạo và thay đổi.

Châu An

ĐIỀU GÌ ĐÃ TẠO NÊN MỘT STEVE JOBS “HUYỀN THOẠI”?

“Think Different”, dám nghĩ khác và làm khác, Steve Jobs là người luôn có những tư duy và cách suy nghĩ luôn làm mọi người cảm thấy bị bất ngờ và cảm thấy lạ lẫm, nhưng chính điều này đã mang đến sự thành công cho “triều đại” của Apple ngày hôm nay.

Đã từng đứng bên bờ vực của sự phá sản, dưới sự lãnh đạo và dìu dắt của Steve Jobs, Apple đã trở thành công ty giá trị nhất thế giới. Vậy Jobs đã làm cách nào để thực hiện điều này? “Nghĩ khác” và dám làm chính là những bí quyết thành công ông.

Bắt tay với đối thủ

Đã bao giờ bạn từng nghĩ đến chuyện Pepsi hay Coca-Cola hợp tác cùng nhau? Hay 2 mạng viễn thông khổng lồ Verizon và AT&T cùng nhau phát triển mạng lưới di động? Đây dường như là điều không thể.
Tuy nhiên, không ít người hẳn sẽ ngạc nhiên khi biết được rằng Apple và “đối thủ truyền kiếpMicrosoft đã từng thông báo mối quan hệ đối tác tại sự kiện Macworld Expo vào năm 1997.

Apple - Steve Jobs,Microsoft- Bill gates
Lúc khó khăn, Steve Jobs chấp nhận bắt tay đối thủ để vực dậy công ty

Sau 12 năm “sa vào vũng lầy”, Steve Jobs cần 1 khoản tiền lớn để giúp vực dậy Apple, và Jobs đã tìm đến Bill Gates. Microsoft sau đó đã nhanh chóng đầu tư khoản tiền 150 triệu USD vào Apple, nhờ khoản tiền này, Jobs đã giúp Apple hồi sinh thần kỳ, và giờ đây đã lại vượt mặt chính Microsoft.

Thời đại của sự cạnh tranh giữa AppleMicrosoft đã vượt xa hơn mức tôi có thể mô tả” – Jobs nói tại sự kiện Macworld Expo 1997 – “Điều này nhằm giúp Apple mạnh mẽ hơn, giúp Apple có thể đóng góp cho ngành công nghiệp và trở lại như trước”.

Mang “sex” vào trong sản phẩm

Là 1 doanh nhân tuyệt vời, Jobs biết tầm quan trọng của tính thẩm mỹ, và ông đã nhận ra các sản phẩm của Apple trông như đã “quá đát”.
Năm 1998, Jobs tổ chức 1 cuộc họp tại Apple, và mắng vào nhân viên của mình: “Mọi người biết điều gì đang xảy ra với công ty này không? Sản phẩm quá tồi tệ – Không có ‘sex’ trong đó”.

Apple iMac
Các sản phẩm của Apple luôn khiến các “đối thủ” phải “ngã mũ” kính phục về kiểu dáng
Từ cuộc họp này, giờ đây, Apple luôn là hãng tiên phong đi đầu để tạo ra những sản phẩm công nghệ có kiểu dáng đẹp mắt và lôi cuốn, từ iMac, iPhone đến iPad.

Thay đổi tầm nhìn và kế hoạch kinh doanh ban đầu

Ban đầu, Apple chỉ là công ty sản xuất máy tính, tuy nhiên Jobs biết cần thiết phải mở rộng cách tiếp cận của mình nếu muốn đưa công ty đến với thành công.

Apple sau đó đã bắt đầu mở rộng sản phẩm của mình vượt ra ngoài phạm vi máy tính cá nhân, đầu tiên với việc phát hành phần mềm mang tên Final Cut Pro, tiếp theo là máy nghe nhạc iPod, điện thoại iPhone và máy tính bảng iPad.

iPad, Iphone, itouch
Từ 1 công ty máy tính đơn thuần, Apple trở thành công ty sản xuất cả máy nghe nhạc, điện thoại và máy tính bảng

Ít ai biết rằng, Apple thậm chí còn sản xuất cả máy ảnh với tên gọi QuickTake vào năm 1994, tuy nhiên đã bị khai tử vào năm 1997.

Với việc mở rộng sản phẩm, Jobs đã đổi tên công ty vào năm 2007, từ Apple Computer thành Apple, như 1 cách để thay đổi chiến lược kinh doanh của công ty.

Tạo các giải pháp để vượt qua rào chắn của “không thể”

Các cửa hàng bán lẻ đồ điện tử không thể tạo cho Apple 1 vị thế tương xứng với thương hiệu của “Quả táo”. Và giải pháp táo bạo của Jobs là Apple Store, những cửa hàng bán lẻ chỉ dành riêng cho sản phẩm của Apple.

Hệ thống Apple Store
Apple Store là sự thành công trong ngành công nghiệp bán lẻ và công nghệ

Rải rác khắp nơi trên thế giới, đến thời điểm này cho thấy giải pháp của Steve Jobs là hoàn toàn đúng đắn và thành công trong lĩnh vực bán lẻ máy tính và sản phẩm điện tử, lại giúp nâng cao vị thế thương hiệu của Apple.

Nói cho khách hàng biết họ muốn gì, thay vì phải hỏi họ

Có bao giờ bạn tự hỏi Apple luôn thành công với các sản phẩm của mình, và luôn là người tiên phong đi đầu tạo ra sự trào lưu? Chính là nhờ vào tư duy này của Steve Jobs. Thay vì phải chờ phản hồi của khách hàng để biết họ cần gì, muốn gì rồi mới đưa ra sản phẩm đáp ứng, Jobs luôn biết cách để đưa ra những sản phẩm đáp ứng sở thích của khách hàng.

Máy tính bảng iPad
Apple luôn biết cách để tạo sự thành công cho sản phẩm của mình

Apple có một kỷ lục các thành tích tạo ra các sản phẩm mà khách hàng mong muốn, những thứ mà trước đây họ chưa từng nghĩ đến hoặc họ nghĩ rằng mình không muốn” – Carl Howe, giám đốc nghiên cứu khách hàng của tập đoàn nghiên cứu thị trường Yankee Group cho biết.

Năm ngoái, khi iPad lần đầu được giới thiệu, nhiều người cho rằng đó chỉ là 1 sản phẩm không có gì nổi bật, và là một phiên bản phóng lớn của iPhone, nhưng rồi, chỉ sau 1 năm, gần 20 triệu chiếc iPad đã được tiêu thụ. 1 minh chứng cho sự thành công về tư duy khác người của Jobs.

“Kết nối các điểm với nhau”

Cùng với sản phẩm được ra mắt, Apple luôn biết cách để đi kèm theo đó những dịch vụ mở rộng để đáp ứng người dùng.

Khi giới thiệu máy nghe nhạc iPod, Apple đã kèm theo dịch vụ bán nhạc trực tuyến iTunes. Và sau này, khi iPhone hay iPad được trình làng, kèm theo đó là chợ ứng dụng App Store.

Như Jobs đã nói, “sáng tạo là sự kết nối nhiều điều với nhau”, Apple luôn cho thấy sự tổng thể luôn quan trọng hơn những thành phần rời rạc.

Khuyến khích mọi người cùng “nghĩ khác”

Đoạn quảng cáo với thông điệp “Think Different(Nghĩ khác) của Apple đưa ra vào năm 1990 và trở thành 1 trong những khẩu hiệu mang lại sự ảnh hưởng lớn nhất, và giờ đây đã trở thành khẩu hiệu chính thức của Apple.

Chính Steve Jobs là người đã diễn đạt nội dung trong đoạn quảng cáo này. Đoạn quảng cáo với sự xuất hiện của các vĩ nhân nổi tiếng trong lịch sử như Albert Einstein, Bob Dylan, Martin Luther King, John Lennon, Thomas Edison, Mahatma Gandhi, Pablo Picasso… với hàm ý hãy nghĩ khác để trở nên khác biệt và thành công với sự khác biệt đó.

Đoạn quảng cáo “Think Different” với giọng văn truyền cảm của Steve Jobs:

Không phức tạp hóa

Đơn giản là hạnh phúc. Jonathan Ives, 1 nhà thiết kế của Apple đã từng khẳng định tư duy này của Steve Jobs: “Chúng tôi luôn cố gắng xây dựng những giảm pháp rất đơn giản, bởi vì giống như vật lý, càng đơn giản, chúng ta càng nhìn thấy chúng rõ ràng hơn”.

Bán ước mơ, không phải bán sản phẩm

Sự đơn giản của ipod
Với Jobs, mỗi sản phẩm phải được khách hàng đón nhận như chính tâm hồn họ
Với Jobs, những sản phẩm mà người dùng mua không chỉ là thứ để sử dụng, mà đó như là 1 sản phẩm để đại diện cho họ. Theo ông, thứ người dùng quan tâm đầu tiên chính là bản thân mình, chứ không phải là 1 thứ sản phẩm nào đó, nên phải làm sao, để ra mắt những sản phẩm mà từ đó, người dùng cảm nhận như chính mình.

Apple đã rất thành công với tư duy này của Jobs.

Tin vào sự can đảm và quyết tâm

Jobs đã có bài phát biểu được xem là kinh điển tại đại học Stanford vào năm 2005

Trong bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp đại học Stanford vào năm 2005, Steve Jobs đã từng nói: “Phải có can đảm để làm theo trái tim và trực giác của bạn. Chỉ có trái tim và trực giác mới biết được bạn thực sự muốn trở thành như thế nào”.

Sưu tầm

13 CÂU NÓI NỔI TIẾNG NHẤT CỦA STEVE JOBS

Trong cuộc đời và sự nghiệp của mình, Steve Jobs đã để lại cho thế giới những bài học, lời khuyên quý báu.
Steve Jobs nói về công nghệ

“Lấy một con số, cộng nó vào một số khác, tận hưởng kết quả nếu con số mới tuyệt vời hơn con số ban đầu. Nhưng thực hiện các tính toán với tỷ lệ 1 triệu phép tính mỗi giây lại là một thứ ma thuật”. (Jobs trả lời phỏng vấn trên tạp chí Playboy ngày1 tháng 2 năm 1985)

steve jobs with Mac

Steve Jobs nói về thiết kế

“Thật khó để thiết kế ra những sản phẩm cho số đông. Đã nhiều lần, người dùng không biết họ muốn gì cho đến khi bạn giới thiệu sản phẩm đến tay họ”. (Phát biểu trên tạp chí BusinessWeek, 25 tháng 5, 1998)

SteveJobs Standford

Vị thuyết khách đại tài

“Anh muốn cả đời đi bán nước ngọt có ga hay muốn tìm một cơ hội cùng tôi thay đổi thế giới?”. Đó là những lời Steve Jobs dùng để thuyết phục John Sculley về làm Giám đốc điều hành Apple vào năm 1985. John Sculley lúc đó đang là giám đốc Marketing của Pepsi.

1984 - Steve Jobs and John Sculley

Nói về tính cách

“Tôi là người duy nhất bị mất 250 nghìn USD chỉ trong có một năm”. Steve nói tại Apple Confidential 2.0.

SteveJobs with Iphone

Jobs lại nói về những thiết kế

“Đó là một trong những câu thần chú của tôi: tập trung và đơn giản. Một thiết kế đơn giản khó hơn nhiều so với thiết kế phức tạp. Bạn phải làm việc chăm chỉ để đầu óc sáng suốt mới làm ra được những thiết kế như thế. Nhưng có ngày trồng cây sẽ có ngày hái quả’, một khi đạt được thành công, bạn có thể thay đổi mọi thứ”. (Phát biểu trên tạp chí Business Week, 25 tháng 5 năm 1988)

Steve Jobs

Nói về thế giới quan

“Là tỷ phú rồi chết đi không có ý nghĩa gì với tôi. Điều quan trọng là mỗi đêm trước khi đi ngủ, chúng ta có thể nói rằng mình vừa làm được một điều tuyệt vời”. (Phát biểu trên tạp chí Wall Street Journal, 25 tháng 5 năm 1993)

Steve Jobs & Steve

Về vai trò của mình tại Apple

“Đây không phải show diễn của riêng tôi. Apple có rất nhiều con người tài năng, những người từng bị cả thế giới bảo mình là những kẻ thua cuộc. Nhưng họ không phải là những kẻ thua cuộc. Những gì họ còn thiếu là một đường lối đúng, một đội ngũ quản lý cấp cao. Giờ thì họ đã có rồi đấy”. (BusinessWeek, 25 tháng 5 năm 1998)

Steve Job & Next

Phát biểu của Steve Jobs về PC

Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 1 tháng 2 năm 1985, tạp chí Playboy hỏi Steve Jobs: “Ông có nghĩ rằng các nhà sản xuất PC không tự hào về sản phẩm của họ?”. Jobs đáp: “Nếu có sự tự hào, họ đã không làm ra chúng”.

Steve Jobs & next

Luôn kết nối mình với Apple

“Tôi sẽ luôn kết nối mình với Apple. Tôi hy vọng sẽ đan dệt cuộc đời mình với Apple vào nhau, giống như một tấm thảm vậy. Có thể một vài năm tôi không làm việc tại Apple, nhưng tôi sẽ luôn trở lại”. (Tạp chí Playboy, 1 tháng 2 năm 1985).

Steve Jobs Apple

Hãy tin vào tương lai

“Bạn không thể biết các mốc sự kiện có kết nối lại với nhau trong tương lai hay không. Bạn chỉ có thể biết điều đó khi nhìn lại. Vì thế bạn phải tin rằng điểm mốc ấy, bằng một cách nào đó, sẽ kết nối với nhau trong tương lai. Bạn phải tin vào một điều gì đó: số phận, cuộc sống…bất cứ điều gì. Tôi chưa bao giờ thất vọng với cách tiếp cận này, và nó đã làm nên tất cả sự khác biệt trong cuộc đời tôi”. (Phát biểu tại lễ tốt nghiệp ở trường đại học Stanford, Mỹ tháng 6 năm 2005).

Steve jobs in Stanford

Jobs nói về công việc

“Công việc là một phần lớn trong cuộc đời bạn, và cách duy nhất để hài lòng là làm những gì bạn tin đó là điều tuyệt vời để làm. Và cách duy nhất để làm nên điều tuyệt vời là yêu thích công việc đó. Nếu bạn chưa tìm thấy một việc làm phù hợp, hãy tiếp tục tìm kiếm. Trái tim sẽ mách bảo cho bạn biết khi bạn tìm thấy nó. Và như bất cứ mối quan hệ tuyệt vời khác, mọi thứ sẽ chỉ tốt hơn lên theo thời gian. Bởi thế, tiếp tục tìm kiếm nó cho tới khi bạn tìm được”. (Đại học Stanford, tháng 6 năm 2005)

steve job present

Steve Jobs nói về cái chết

“Không ai muốn chết cả. Ngay cả những người muốn lên thiên đường cũng không muốn chết để được ở đó. Cái chết là đích đến mà tất cả chúng ta đều phải trải qua. Chưa ai thoát được nó. Nhưng tự cái chết nó là như thế, bởi cái chết đơn giản là phát minh tuyệt vời nhất của ‘Sự sống’. Nó là chất xúc tác thay đổi cuộc sống. Nó loại bỏ người già để tạo đường cho lớp trẻ. Bây giờ bạn có thể còn trẻ, nhưng ngày nào đó không lâu, tự bạn sẽ trở thành người già và bị loại bỏ. Thật tiếc khi phải nói ra điều trớ trêu đó nhưng đó là sự thật”. (Đại học Stanford, tháng 6 năm 2005)

Steve Jobs presentation

Đừng có ngồi một chỗ

“Tôi nghĩ nếu bạn làm một việc gì đó và bạn biết việc bạn vừa làm là một điều tuyệt vời, hãy làm thêm một điều tuyệt vời khác. Bạn đừng chăm chú vào thành tích của mình quá lâu mà hãy xem xem điều tiếp theo bạn nên làm là gì”. (Steve Jobs phát biểu trên NBC Nightly News, tháng 5 năm 2006)

Steve jobs & icloud

Tham khảo: Businessinsider

STEVE JOBS: MỘT CUỘC ĐỜI GẮN LIỀN VỚI CÔNG NGHỆ

Apple đã phát biểu: “Tài năng và nguồn nhiệt huyết của Steve là nguồn gốc những sáng kiến làm phong phú và cải thiện cuộc sống của tất cả chúng ta. Thế giới đã trở nên tốt hơn rất nhiều nhờ có Steve”.

Steve Jobs đã phải đối mặt với rất nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau kể từ khi phẫu thuật một dạng ung thư tuyến tụy hiếm có vào tháng 8/2004. Jobs cũng đã phải phẫu thuật cấy ghép gan vào 4/2009. Sau đó, ông quay trở lại làm việc được hơn một năm rưỡi. 1/2011, Apple thông báo Steve sẽ phải tạm nghỉ trong một khoảng thời gian vì vấn đề sức khỏe và sau đó đến tháng 8 vừa rồi, Steve đã công bố từ chức giám đốc điều hành của Apple. Ông nói: “Tôi đã luôn nói rằng nếu có một ngày khi tôi không còn có thể làm nhiệm vụ với vai trò là Giám đốc điều hành của Apple nữa, tôi sẽ là người đầu tiên thông báo cho các bạn. Thật không may, ngày đó đã đến..”

Apple Inc CEO Steve Jobs leaves the stage after unveiling the iPhone 4 during the Apple Worldwide Developers Conference in San Francisco, California, in this June 7, 2010 file photo. Jobs, counted among the greatest American CEOs of his generation, died on October 5, 2011 at the age of 56, after a years-long and highly public battle with cancer and other health issuesSteve Jobs, thầy “phù thủy” của ngành công nghệ cao

Một trong những doanh nhân huyền thoại nhất trong lịch sử nước Mỹ – Steve Jobs – đã hoạt động trong ba lĩnh vực riêng biệt trong thời gian 35 năm ông tham gia vào ngành công nghệ.

Máy tính cá nhân được phát minh với sự ra mắt của Apple II vào năm 1977. Những bản ghi âm âm nhạc kỹ thuật số đã được đưa vào iPod và iTunes vào đầu những năm 2000, và điện thoại di động chưa từng có trước đây sau khi ra mắt iPhone năm 2007. Jobs đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của cả ba sản phẩm làm “rung động” cả thế giới đó.

Steve Jobs: Cuộc đời gắn liền với công nghệ

Phát minh iPad trong năm 2010, máy tính bảng màn hình cảm ứng là một ý tưởng tuyệt vời, hấp dẫn hàng triệu người yêu công nghệ trên toàn thế giới, đồng thời cũng làm nổ ra cuộc cạnh tranh khốc liệt trong thị trường máy tính bảng, dẫn đến sự phát triển lớn của ngành công nghệ.

Jobs được sinh ra ở San Francisco vào năm 1955 và được một đôi vợ chồng trẻ nhận làm con nuôi. Paul và Clara đặt tên cho ông, và đến năm 1960, cả gia đình đã chuyển ra khỏi thành phố đến thung lũng Santa Clara Valley, sau này là thung lũng Silicon Valley. Jobs lớn lên ở Mountain View, Cupertino, nơi đặt trụ sở của Apple sau này.

Ông đã theo học trường ReedCollege tại Oregon nhưng một năm sau lại bỏ học. Sau một thời gian ngắn làm việc tại Atari về các trò chơi video, ông đã dành thời gian đi du lịch sang Ấn Độ, phát triển niềm đam mê Phật giáo.

Trở lại California, Jobs và người bạn của ông Steve Wozniak đã học tập những kỹ năng mà sẽ thay đổi cả cuộc sống của họ. Khi Jobs phát hiện ra rằng Wozniak đã lắp ráp gần hoàn thiện một máy tính nhỏ, ông đã cùng với Steve Wozniak thành lập ra Apple Computer vào năm 1976 theo cách thông thường ở thung lũng Silicon: mở cửa hàng trong nhà để xe của một trong những cha mẹ của người sáng lập.

Wozniak quản lý về mặt kỹ thuật tạo ra Apple I, trong khi Jobs bán hàng và phân phối. Công ty đã bán được một vài trăm Apple I, nhưng đã thành công lớn khi bán Apple II, khiến công ty được nhiều người biết đến hơn.

Công ty này cũng khiến Jobs và Wozniak trở nên giàu có. Khi công ty được công khai hóa, Jobs cũng trở lên nổi tiếng, trở thành một trong những người đi đầu trong ngành công nghệ.

Máy tính Macintosh ra mắt vào năm 1984 đã khẳng định vị thế của Apple trong ngành công nghiệp máy tính. Tuy nhiên chỉ sau đó hơn 1 năm khi Mac xuất hiện 1/1984. Jobs đã rời công ty mà ông sáng lập.

Vào năm 1985, Giám đốc điều hành của Apple lúc bấy giờ, John Sculley, người Jobs đã thuyết phục rời khỏi Pepsi để vào Apple năm 1983 loại bỏ Jobs ra khỏi vị trí dẫn đầu nhóm Macintosh, hội đồng quản trị của Apple cũng đã ủng hộ quyết định đó của Sculley.

Jobs đã rời công ty và sau đó thành lập một công ty có tên là NeXT, có ảnh hưởng rât lớn tới những sản phẩm sau này của Jobs. NeXT không thành công nhưng đem lại cho Jobs nhiều bài học quý giá. Sau đó Apple mua lại NeXT, mà sau này đã trở thành nền tảng cho hệ điều hành OS X của Apple có mặt trên các thiết bị Macs, iPhones, và iPod touch hiện nay.

Jobs trở lại Apple vào năm 1996. Vào thời điểm đó Apple đang ở giai đoạn rất hỗn độn, bị thua lỗ, mất nhiều thị trường, và các nhân viên chủ chốt.

Năm 1997, Jobs trở lại làm người lãnh đạo Apple. Ông ngay lập tức vực lại Apple. iMac được giới thiệu vào năm 1998 có thể được coi là công bố (Stevenote) đầu tiên của Jobs. Kỹ năng trình bày tại các sự kiện như Macworld của Jobs đã trở thành ví dụ huyền thoại và thể hiện quyền lực trong ngành công nghệ cao.

Jobs cũng thiết lập lộ trình cho Apple trở thành một công ty hàng đầu về điện tử tiêu dùng, tạo ra và cải tiến các sản phẩm như iPod, iTunes, và sau đó là iPhone và iPad. Apple là công ty có giá trị giao dịch công khai lớn nhất trên thế giới, vượt qua vốn hóa thị trường của công ty dầu lửa Hoa Kì, ExxonMobile vào tháng 8 vừa rồi. Trong những năm trước khi ông ngã bệnh trong năm 2008, Jobs dường như đã yếu hơn một chút, có lẽ do dạng ung thư tuyến tụy hiếm có vào năm 2004.

Jobs ra đi để lại vợ, bốn đứa con, hai chị em gái, 49.000 nhân viên của Apple và sự thương tiếc của rất nhiều người yêu công nghệ trên toàn thế giới.

theo ICTnews

[FULL] Tự Truyện Steve Jobs – walter Isaacson Việt

ĐÂY LÀ CUỐN TIỂU SỬ ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ VỀ STEVE JOBS – TRÍCH LỜITÁC GIẢ CUỐN TIỂU SỬ BÁN CHẠY NHẤT VỀ BELAMIN FRANKLIN VÀ ALBERT EINSTEIN. Dựa trên hơn 40 cuộc phỏng vấn trực tiếp Steve Jobs, cùng với một số buổi trò chuyện vớihơn 100 thành viên gia đình, bạn bè, các đối tác, đối thủ cạnh tranh và các đồng nghiệp của Jobstrong suốt hai năm qua, Walter Isaacson đã viết nên một câu chuyện mê hoặc lòng người về mộtcuộc đời đầy ắp những thăng trầm, về một cá tính lập dị đầy sức mê hoặc của một doanh nhân sángtạo với khát khao vươn tới sự hoàn mỹ, và về công cuộc cách mạng hóa dữ dội sáu ngành côngnghiệp: máy tính cá nhân, điện ảnh hoạt họa, âm nhạc, điện thoại, máy tính bảng và xuất bản điệntử. Trong lúc nước Mỹ đang tìm cách duy trì lợi thế cạnh tranh sáng chế, Jobs nổi lên như mộtbiểu tượng tối cao cho tài sáng chế cũng như óc sáng tạo đầy tính vận dụng. Jobs biết, để tạo nênmột giá trị đích thực trong thế kỷ XXI này không có gì khác ngoài sự kết nối sức sáng tạo với côngnghệ, ông đã xây dựng nên một công ty nơi những dòng chảy của óc sáng tạo được kết hợp với sựđiêu luyện tuyệt vời của kỹ thuật. Mặc dù Jobs hợp tác với chúng tôi trong việc cho ra đời cuốn sách này nhưng ông khôngđòi hỏi quyền kiểm soát cũng như hạn chế những thông tin đưa ra, thậm chí là quyền được đọctrước khi cuốn sách xuất bản. Ông cũng luôn khuyến khích người thân quen hãy nói một cáchthành thật. Và Jobs luôn cư xử một cách thẳng thắn, đôi khi là tàn nhẫn đối với cả đồng nghiệp vàđối thủ. Họ đã chia sẻ cái nhìn chân thực về những đam mê, sự hoàn mỹ, sự cầu toàn, tính nghệthuật, nỗi ám ảnh, sự khắt khe trong cách điều hành đã hình thành lên phong cách kinh doanh độcđáo ở Jobs và kết quả đã tạo ra những dòng sản phẩm đầy tính đột phá. Với tính gàn dở của mình, Jobs có thể dồn ép những người xung quanh khiến họ nổi giậnvà tuyệt vọng. Nhưng cá tính và những sản phẩm của ông thì lại liên quan mật thiết với nhau, đócũng là xu hướng mà phần mềm và phần cứng của Apple hướng đến, như là một phần của một thểthống nhất. Câu chuyện của ông là những bài học có tính truyền bá và răn dạy về sự đổi mới, vaitrò, đường lối lãnh đạo, và các giá trị.